Suy nghĩ, thói quen, quan niệm dưới đây sẽ cản trở sự phát triển của bản thân, khó dẫn tới thành công sau này…
1. Suy nghĩ đánh giá thấp năng lực của bản thân
Những người không kiếm được nhiều tiền thường có đặc điểm chung là hài lòng với mức lương hiện tại thấp và tự hạ thấp bản thân mình
Họ luôn nghĩ rằng bản thân không có đủ khả năng để lên một vị trí cao hơn hoặc làm một công việc khác tốt hơn. Nhiều người còn cảm thấy sợ hãi khi phải nhận trách nhiệm và coi những thành tựu mà mình đạt được chỉ là may mắn.
2. Suy nghĩ rằng việc mình định làm đã có người làm rồi
Đây là một suy nghĩ nhiều người gặp phải khi có một ý tưởng gì đó. Nhưng chính ý nghĩ này lại khiến họ bỏ lỡ nhiều cơ hội. Ý tưởng của mình có thể đã được nhiều người khác thực hiện trước đó nhưng quan trọng là cách làm của mỗi người ra sao.
3. Suy nghĩ đổ thừa cho người/thứ khác
Khi được hỏi về kết quả của 1 công việc ( thường là không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt ), nhiều người có thói quen sẽ đổ lỗi cho người khác hoặc đổ tại lý do khác. Thói quen đổ thừa đó không giúp ích gì được cho ai mà chỉ khiến bản thân người đó thể hiện mình là người thiếu trách nhiệm, không đáng tin cậy.
4. Suy nghĩ làm việc không cần thù lao
Làm việc không công biểu hiện cho sự thiếu chuyên nghiệp bởi chúng ta phải bỏ thời gian, kiến thức và khả năng đóng góp cho sự phát triển của công ty. Tất cả công việc đều phải được thanh toán, trả công rõ ràng.
Nhưng không phải thứ gì cũng quy ra tiền. Hãy nghĩ xem bạn có thu được kiến thức và kinh nghiệm khi nỗ lực làm điều đó? Nếu thấy việc này là cần thiết, bạn có thể làm nhưng đừng để nó kéo dài quá lâu.
5. Thói quen kể lể
Khi hiệu quả công việc không đạt hoặc chưa đạt yêu cầu, một số chúng ta thường có thói quen kể lể quá trình phải làm những gì, đã trải qua những việc như thế nào,… Thực chất người lãnh đạo họ chỉ cần quan tâm tới kết quả chứ không quan tâm đến quá trình, vì vậy cho dù chúng ta có vất vả ra sao mà kết quả vẫn không đạt yêu cầu thì việc kể lể của ta không có ý nghĩa gì.
Vì vậy thay vì kể lể chúng ta nên sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc hiệu quả nhất có thể mà không phải quá vất vả.
6. Suy nghĩ ngần ngại khi yêu cầu thăng chức hoặc tăng lương
Có những người thường lảng tránh nói về việc yêu cầu thăng chức với sếp vì họ sợ bị soi xét hay để ý. Tuy nhiên, đây là những cuộc trò chuyện cần thiết nếu như trách nhiệm của mình ngày càng nhiều mà lương vẫn vậy.
7. Suy nghĩ đánh giá quá cao bản thân mình ( cái tôi quá cao )
Đây là những người mà giá trị bản thân họ, kỹ năng, thái độ, năng lực,… thật ra cái gì cũng thiếu, nhưng cái tôi là quá cao, luôn tự đề cao bản thân mình, tự mãn xem mình là giỏi nhất.
Thế giới này rộng lớn, núi cao thì có núi cao hơn, người giỏi thì có người giỏi hơn. Vì thế, người không giỏi nhưng lại hẹn hẹp nghĩ mình giỏi là đang tự mình đóng chặn chính cánh cửa phát triển tương lai của mình.
8. Suy nghĩ không quý trọng thời gian
Trên thế giới có 2 kiểu người, đó là những người dành thời gian để tiết kiệm tiền và những người tiêu tiền để tiết kiệm thời gian. Kiểu người thứ 2 thường làm việc hiệu quả hơn.
9. Thói quen không kiểm soát được cảm xúc cá nhân
Đây là kiểu người không biết lắng nghe ý kiến của người khác. Khi được góp ý thì thường gạt phăng đi, thậm chí chỉ chăm chăm dùng mọi thứ để dành phần thắng về mình, gây ra tiêu cực cãi vã, căng thẳng. Người như vậy sẽ không nhìn nhận vấn đề toàn cảnh, không hiểu được ngọn nguồn vấn đề thì khó để thành công.
10. Suy nghĩ quên mục tiêu quan trọng nhất của bản thân
Bạn làm việc để làm gì? Nếu như có nhiều tiền, liệu bạn có làm công việc này nữa không? Nếu câu trả lời là không, hãy bắt đầu nghĩ về việc bạn sẽ làm gì tiếp theo sau và thứ đó sẽ giúp bạn kiếm tiền như thế nào.
Tại sao điều này quan trọng đến vậy? Nếu bạn yêu thích công việc của mình, bạn sẽ làm nó với niềm vui và sự hứng thú, giúp bạn phát triển khả năng, năng suất của mình. Người chủ sẽ nhận thấy sự tận tâm, nhiệt huyết của bạn, họ sẽ tạo điều kiện cho bạn phát triển tốt hơn. Một công việc đáng thất vọng sẽ không làm cho bạn giàu có.
Bài đăng cùng chủ đề
Công bằng là yếu tố nhất định cần có trong Doanh Nghiệp