Sự khác nhau giữa “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”

Phân biệt sự khác nhau giữa “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”?

1. Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng là những kỹ năng giúp thực hiện những công việc cụ thể. Kỹ năng cứng có thể được đánh giá bằng các bằng cấp, chứng chỉ hay qua một bài kiểm tra. Ví dụ như: kỹ năng đánh máy, kỹ năng soạn thảo văn bản,… Tuy nhiên, để trau dồi được kỹ năng cứng, bạn cũng phải mất cả một quá trình, một thời gian dài để trau dồi kiến thức. Nó có thể là 5 năm, 10 năm hoặc nhiều hơn nữa nhưng nó vẫn chưa thấm tháp vào đâu khi có vô vàn kỹ năng bạn chưa được học tới ở đại dương mênh mông kiến thức.

ky nang cung ky nang mem

2. Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là những kỹ năng như: Kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống,… Kỹ năng mềm không phải là những kỹ năng chỉ gắn với một công việc cụ thể như kỹ năng cứng và không thể đánh giá kỹ năng mềm thông qua cách giải quyết, xử lý một tình huống cụ thể trong công việc. Thực tế cho thấy, người có kỹ năng cứng tốt chưa chắc đã giỏi hơn người có kỹ năng mềm.

Ví dụ, bạn ra trường với tấm bằng đại học loại giỏi, nhưng khi đi xin việc ở một công ty bạn lại là người thất bại trước đối thủ có bằng cao đẳng. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì bạn có kỹ năng cứng nhưng bạn lại không có kỹ năng mềm bằng họ. Bởi khi bạn học qua trường lớp là các kỹ năng trong sách vở, rất ít kỹ năng thực tế. Còn bạn học cao đẳng ra, bạn vừa có kỹ năng cứng lại vừa có kỹ năng mềm. Như vậy, chỉ cần bạn là người có năng lực và có kỹ năng mềm thì xuất phát điểm của bạn có thấp hơn nhưng chưa chắc bạn đã thua cuộc.

ky nang cung ky nang mem

3. Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phụ thuộc vào ngành nghề bạn làm việc. Nếu bạn làm một công việc như lễ tân, bán hàng, người dẫn chương trình thì kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng. Còn nếu bạn là bác sĩ, lập trình viên,.. thì kỹ năng cứng lại vô cùng quan trọng. Nếu bạn là luật sư, giáo viên,… thì bạn phải giỏi cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng.

Đặc biệt, kỹ năng mềm là yêu cầu không thể thiếu đối với các vị trí lãnh đạo, quản lý. Vị trí càng cao thì đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng mềm như kỹ năng ứng xử, kỹ năng quản lý phải tốt.

Rèn luyện kỹ năng cứng, kỹ năng mềm giúp chúng ta giải quyết công việc được dễ dàng hơn và mang lại thành công cho bản thân, doanh nghiệp, tổ chức.

ky nang cung ky nang mem

4. Kỹ năng nào được đánh giá cao hơn?

Kỹ năng cứng hay mềm đều là những kỹ năng cần thiết tại nơi làm việc. Trong khi kỹ năng cứng hay chuyên môn là yêu cầu bắt buộc cho các vị trí ứng tuyển. Thì kỹ năng mềm trở thành yếu tố quyết định để nhà tuyển dụng xem xét ứng cử viên liệu có phù hợp với vị trí công ty đưa ra.

Kỹ năng cứng thường được đào tạo chuyên sâu trong trường lớp hay các trung tâm. Còn kỹ năng mềm phụ thuộc vào sự quan sát và tự học hỏi của mỗi người. Kỹ năng mềm không thể học vẹt. Chúng liên quan đến cảm xúc, trí tuệ và sự đồng cảm của mỗi người. Điều này khiến việc dạy kỹ năng mềm trở nên phức tạp vì khó truyền đạt. Giả sử, nếu bạn dạy một ai đó thành thạo về mã code chắc chắn sẽ dễ dàng hơn so với việc dạy họ cách lắng nghe và nắm bắt dấu hiệu tương tác của người xung quanh.

ky nang cung ky nang mem

5. Khi đi ứng tuyển cần chú trọng vào kỹ năng nào?

Các nhà tuyển dụng ngày nay đang có xu hướng tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng lai(hybrid skills). Đó là kỹ năng kết hợp giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Các ứng viên sở hữu kỹ năng này đều có cơ hội việc làm rộng mở và được nhiều công ty săn đón. Do đó, luôn học hỏi, tìm tòi, trau dồi bản thân liên tục để có được những kỹ năng phù hợp với công việc tương lai.

Xem thêm :

Tôn trọng lẫn nhau – Hãy làm thế nếu muốn mối quan hệ bền vững

HÃY BỎ NGAY NHỮNG SUY NGHĨ NÀY NẾU MUỐN PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *