Chuẩn bị tâm lý trước khi cho con đi nhà trẻ

1. Độ tuổi nào phù hợp nhất để cho trẻ đi học

Độ tuổi đi học phù hợp nhất là giai đoạn 18 tháng – 2 tuổi. Trẻ càng đi học sớm, càng nhanh thích nghi và tránh được tình trạng quấy khóc. Nhiều mẹ lo lắng con chưa nói được nhiều, chưa biết gọi đi vệ sinh, chưa biết tự xúc ăn thì làm sao có thể đi học. Nhưng đây là giai đoạn vàng của trẻ mẹ không nên bỏ lỡ. Giai đoạn này trẻ học, tiếp thu những kỹ năng, kiến thức mới nhanh và dễ dàng hơn giai đoạn 3 tuổi. Đối với những trẻ chưa biết nói, chậm nói hoặc ít nói, thì đi học là phương pháp tốt nhất giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ.

2. Những biểu hiện tâm lý khi trẻ bắt đầu đi học

Trong tuần đầu tiên đi học, trẻ sẽ rất vui và hào hứng do lúc này con được thay đổi môi trường, được chơi những đồ chơi mới lạ. Não bộ trẻ chưa hình thành khái niệm “đi học”, “tới trường”.  Đây gọi là giai đoạn đầu, khi trẻ rất yêu thích việc đi học.

Sang đến tuần thứ hai, sau ngày thứ 7 và chủ nhật được ở nhà, thái độ của trẻ với việc đi học sẽ thay đổi hoàn toàn. Trẻ bắt đầu khóc, sợ đi học, không muốn đi học. Lúc này trẻ đã biết so sánh, phân biệt giữa hai môi trường ở nhà và ở lớp, giữa ông bà bố mẹ với các cô giáo trong lớp. Trẻ thôi không còn hào hứng với những đồ chơi ở trường. Không hợp tác với các cô và quấy khóc là biểu hiện thường gặp nhất trong thời gian này.

Giai đoạn cuối cùng có thể cách giai đoạn thứ hai một tuần, 2 tuần, thậm chí cả tháng tùy vào khả năng thích nghi của từng trẻ. Giai đoạn này trẻ bắt đầu quen với việc đi học, bớt khóc và bớt quấy hơn. Trẻ dần dần coi việc đi học là điều hiển nhiên, đã biết cách chấp nhận và thích nghi với môi trường mới.

Đó là những diễn biến tâm lý chung khi trẻ đến lớp trong những ngày đầu đi học. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ khóc quấy ngay từ ngày đầu tiên đi nhà trẻ, thậm chí có trẻ không ăn không uống gì suốt trong một ngày vì “lạ” các cô. Chỉ có một số ít trẻ thích nghi ngay với môi trường mới và yêu thích việc đi học.

con di nha tre

3. Nói chuyện với bé trước ngày đi học chính thức

Trước khi nhập học chính thức, mẹ nên nói chuyện với con về việc đi học. Trẻ sẽ có sự chuẩn bị tâm lý, không bị sốc nếu như được mẹ nói cho biết chuyện gì sắp xảy ra. Đừng nghĩ trẻ con còn bé, chưa biết nói thì không hiểu được. Thực tế não bộ bé vẫn xử lý, tiếp thu những thông tin đó. Hãy thủ thỉ vào tai con thật nhiều, dần dần trong ý thức sẽ hình thành việc phải đi học, và đi học không có gì đáng sợ cả.

 

4. Những biểu hiện tâm lý khi trẻ bắt đầu đi học

Trong tuần đầu tiên đi học, trẻ sẽ rất vui và hào hứng do lúc này con được thay đổi môi trường, được chơi những đồ chơi mới lạ. Não bộ trẻ chưa hình thành khái niệm “đi học”, “tới trường”.  Đây gọi là giai đoạn đầu, khi trẻ rất yêu thích việc đi học.

Sang đến tuần thứ hai, sau ngày thứ 7 và chủ nhật được ở nhà, thái độ của trẻ với việc đi học sẽ thay đổi hoàn toàn. Trẻ bắt đầu khóc, sợ đi học, không muốn đi học. Lúc này trẻ đã biết so sánh, phân biệt giữa hai môi trường ở nhà và ở lớp, giữa ông bà bố mẹ với các cô giáo trong lớp. Trẻ thôi không còn hào hứng với những đồ chơi ở trường. Không hợp tác với các cô và quấy khóc là biểu hiện thường gặp nhất trong thời gian này.

Giai đoạn cuối cùng có thể cách giai đoạn thứ hai một tuần, 2 tuần, thậm chí cả tháng tùy vào khả năng thích nghi của từng trẻ. Giai đoạn này trẻ bắt đầu quen với việc đi học, bớt khóc và bớt quấy hơn. Trẻ dần dần coi việc đi học là điều hiển nhiên, đã biết cách chấp nhận và thích nghi với môi trường mới.

Đó là những diễn biến tâm lý chung khi trẻ đến lớp trong những ngày đầu đi học. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ khóc quấy ngay từ ngày đầu tiên đi nhà trẻ, thậm chí có trẻ không ăn không uống gì suốt trong một ngày vì “lạ” các cô. Chỉ có một số ít trẻ thích nghi ngay với môi trường mới và yêu thích việc đi học.

con di nha tre

5. Thời gian đầu nên dành thời gian cùng con đến trường.

Mẹ dành ít nhất 2 tuần trước ngày đi học chính thức, dẫn trẻ đến trường làm quen với cô giáo và các bạn. Mẹ dùng ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản, mô tả cho trẻ về trường lớp, cô giáo. Vài ngày đầu, có thể chỉ cho trẻ chơi trong khuôn viên trường. Dần dần cho trẻ vào lớp và quan sát các hoạt động diễn ra trong lớp. Trong khi đó mẹ dùng từ ngữ miêu tả cho trẻ hiểu và tạo hào hứng cho trẻ. Nếu bé không thích, nên dừng lại ngay và đưa bé về nhà. Đừng cố ép buộc bé nếu không sẽ phản tác dụng.

Khi trẻ đã quen dần và không còn sợ hãi, hãy để trẻ được trải nghiệm tham gia lớp học cùng các bạn. Mẹ ngồi cạnh trẻ, chơi cùng trẻ, học cùng trẻ, theo sát các hoạt động của trẻ. Mẹ để ý thái độ của trẻ, nếu trẻ vui vẻ, mẹ từ từ di chuyển ra xa, nới rộng khoảng cách với trẻ. Để trẻ quen với việc ngồi một mình mà không có mẹ.

Trong ba, bốn ngày đầu con nhập học, khi thấy trẻ đã quen dần và có hứng thú với việc đi học cô giáo sẽ nói với trẻ bắt đầu từ ngày mai mẹ sẽ không thể luôn bên cạnh con để trẻ chuẩn bị tâm lý. Đến ngày thứ 5 trong lúc đang chơi cùng trẻ mẹ sẽ bỏ đi 1 tiếng rồi quay lại, ngày thứ 6 mẹ bỏ đi 2 tiếng rồi quay lại ( Lưu ý trong lúc mẹ bỏ đi mẹ phải nói cho trẻ hiểu mẹ đi công việc chút xíu sẽ quay lại đón con, không được trốn đi) Một tuần sau đó trẻ sẽ thích ứng được cuộc sống trong trường khi không có mẹ bên cạnh. Trường hợp trẻ khó thích nghi với trường lớp

Cho trẻ làm quen trước với trường mẫu giáo sẽ tạo ấn tượng tốt cho trẻ về việc đi học, cách này khá hiệu quả.

6. Không lấy cô giáo ra để dọa bé

Đây là lỗi nhiều bà mẹ Việt gặp phải nhất. Chúng ta thường có thói quen lấy cô giáo, việc đi học ra để dọa bé mỗi khi bé mắc lỗi hoặc không nghe lời. Cách này vô tình khiến cho cô giáo, trường học trở nên khủng khiếp đối với trẻ.

7. Trường hợp trẻ vẫn khóc và sợ đi học

Trong trường hợp trẻ vẫn khóc và sợ đi học dù đã có thời gian làm quen trước đó. Mẹ tìm hiểu xem lý do bé khóc có phải từ phía nhà trường không. Hãy nói chuyện với trẻ, hỏi tại sao trẻ không thích đi học. Nếu trẻ chưa trả lời được, mẹ có thể tự trả lời hộ trẻ. Khi ấy bé sẽ rất hứng thú. Mẹ nên kiên trì tâm sự với trẻ, nói với trẻ về những điều tốt đẹp ở trường ở lớp, nói về cô giáo về các bạn trong lớp,mỗi ngày đều lặp lại như vậy, trẻ sẽ dần quen và bớt đi cảm giác sợ hãi phải đi học.

con di nha tre

8. Những diễn biến về sức khỏe khi bé bắt đầu đến trường

Có không ít bé khi tiếp xúc với môi trường mới đều quấy khóc hơn bình thường, bé có thể bị cảm sốt, hay khóc và giật mình khi ngủ. 1, 2 tuần đầu như thế cha mẹ cần kiên trì tập cho quen thích nghi. Đừng quá sốt ruột vì bé có thể sẽ sụt ký một chút, hoặc cứ thấy bé quấy khóc, mè nheo là cha mẹ cho nghỉ ở nhà. Khi đi học đều, bé sẽ tự nhận việc đi học là bắt buộc chứ không phải cứ thích là đi hoặc bé có quyền lựa chọn. Dần dần bé sẽ hiểu ra “vai trò” của mình, cha mẹ đi làm thì con đi học ngoan và buổi chiều chúng ta cùng trở về nhà, cùng vui chơi, kể cho nhau nghe nhiều chuyện thú vị mà mình đã làm trong ngày.

Và, buổi chiều khi đón bé về, cha mẹ cũng nên hỏi han, khuyến khích bé bằng cách chuẩn bị cho bé những món ăn khoái khẩu, một vài trò chơi bé yêu thích mà có khi không ở trường. Và có một lưu ý nhỏ, cha mẹ cần nhớ là: hàng tuần, khẩu phần ăn của bé đều được nhà trường thông báo công khai trên bảng tin, ngoài hành lang lớp học. Cha mẹ chuẩn bị bữa ăn ở nhà cho bé nên tránh bị lặp lại thực đơn ở trường đế tránh sự nhàm chám của bé.

Lưu ý sau giờ học

Khi đi học, bé sẽ được làm quen với lịch học, giờ giấc ăn, ngủ và khẩu phần ăn không giống với ở nhà. Hơn nữa, với cảm giác bỡ ngỡ có thể khiến trẻ không theo kịp giờ ăn lúc ban đầu, dễ bỏ bữa hoặc ăn rất ít. Nên trong khoảng thời gian đầu, bé sẽ cảm thấy đói và muốn ăn hơn. Việc cần làm của cha mẹ trong lúc này là chuẩn bị cho trẻ những khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng để bù đắp cho bé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần trò chuyện với trẻ để hỏi về những gì bé gặp ở trường. Thường xuyên trao đổi với cô giáo ở lớp về tình hình học tập, ăn ngủ thói quen vệ sinh của trẻ ở trường cũng như tâm trạng của trẻ. Điều này giúp mẹ và cô giáo hiểu hơn về trẻ giúp cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ được tốt nhất, giúp tâm lý của bé ổn định hơn và bản thân phụ huynh cũng có thể theo dõi được tình trạng tâm lý của trẻ thế nào..

Xem thêm :

Những lý do dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân

BỎ NGAY 20 THÓI QUEN NẾU KHÔNG “GIẾT CHẾT” LÀN DA CỦA CHỊ EM (PHẦN II)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *