Khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ khiến bố mẹ muốn phát rồ

BƯỚNG BỈNH, MÈ NHEO, KHỦNG HOẢNG KHI NÀO MỚI HẾT?

Tin vui là nó sẽ hết nhưng không nhanh đâu bố mẹ ạ và ở thời kỳ đỉnh điểm, một em bé có thể có tới gần 20 cơn giận dữ, mè nheo, khủng hoảng một ngày.
2-4 tuổi là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời một đứa trẻ. Đây là giai đoạn đặt nền móng nhân cách sau này, tiền đề cho sự phát triển đạo đức, thể chất và tinh thần của trẻ. Ở lứa tuổi này, trong trẻ diễn ra một quá trình thay đổi tinh thần rất quan trọng. Đây là khi trẻ có biểu hiện sinh động đầu tiên về cái “tôi” của mình.
Thời kỳ “bướng bỉnh” bắt đầu từ khi trẻ khoảng 1,5 tuổi
Theo quy luật, giai đoạn này có thể kết thúc sau 3,5 – 4 tuổi.
Đỉnh điểm của sự bướng bỉnh xảy ra vào 2,5 – 3 tuổi.
Bé trai có thể bướng bỉnh hơn bé gái.
Bé gái có thể nghịch ngợm hơn bé trai (nói chung không phân biệt giới tính mà hầu như các em bé trong tuổi này sẽ đều có sự bướng bỉnh và cứng đầu nhất định, tùy vào tính khí của từng bé và trong các tình huống cụ thể).
Trong giai đoạn này, việc trẻ bướng bỉnh, mè nheo, cáu giận xảy ra 5 lần/ngày và có thể lên tới 19 lần/ngày.

Dấu hiệu của khủng hoảng tuổi lên 2

Những đứa trẻ 2 tuổi thường kén chọn và thách thức tính nhẫn nại của người lớn, khả năng trì hoãn cho mọi tình huống. Dù không có danh sách rõ ràng về các dấu hiệu cho thấy bé đang trong giai đoạn khủng hoảng và mỗi cá nhân đều có cách thể hiện khác nhau, nhưng vẫn xuất hiện một vài điểm chung sau đây:

khung hoang tuoi len 2

1. Tỏ ra khó chịu khi người lớn không hiểu ý

Một trong những nguyên nhân phổ biến của những cơn gào khóc khủng khiếp là bé bực tức do người lớn không hiểu được bé muốn gì. Ví dụ, trẻ muốn uống nước nhưng khi bạn đưa nước, trẻ bật khóc tức tưởi vì bạn đã đưa cho bé một cái ly màu đỏ thay vì màu xanh yêu thích của bé.

Tuy nhiên, một khi bé có thể biểu hiện nhu cầu của mình tốt hơn, cơn giận dữ sẽ bắt đầu giảm xuống.
khung hoang tuoi len 2

2. Đá, cắn hoặc đánh những người xung quanh

Giai đoạn này, trẻ có thể không có nhiều từ ngữ để diễn tả và vẫn đang phát triển khả năng kiểm soát sự xúc động nên dễ bùng phát bằng hành động như đá, cắn, đánh người khác. Dù điều này khá phổ biến nhưng đây là thái độ cần phải được can thiệp để ngăn chặn bé sinh ra thói quen không tốt về sau.

 

3. Tức giận một cách vô cớ

Điều đáng sợ nhất trong các dấu hiệu của giai đoạn này là những cơn giận dữ nơi công cộng. Nếu bạn mong đợi bé xử sự đúng đắn ở nơi công cộng vì nghĩ rằng con có thể kiềm chế trước nhiều người thì sự thật lại chỉ khiến bạn thất vọng thêm mà thôi.

4. Bắt đầu nói “không” nhiều hơn

Đôi lúc trẻ sẽ làm bạn bối rối khi bày tỏ “không” một cách vô nghĩa trong nhiều tình huống, ví dụ như khi bạn đưa cho bé đồ ăn vặt, đồ chơi yêu thích, chúc bé ngủ ngon…

khung hoang tuoi len 2

5. Bảo vệ lãnh thổ

Ở giai đoạn này, trẻ đang tìm hiểu khái niệm về sự sở hữu. Do đó, bé sẽ trở nên nhạy cảm với “lãnh thổ” của mình và sẵn sàng đánh nhau với mọi người nếu cảm thấy “lãnh thổ” bị xâm phạm ngay cả khi đó chỉ là một chiếc ghế bé ngồi ăn cơm hay chỗ nằm trên giường.

Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?

Các chuyên gia cho rằng khủng hoảng tuổi lên 2 tuổi sẽ giảm bớt khi trẻ hiểu rõ hơn các quy tắc, biết cách truyền đạt những gì mình muốn và nhận ra rằng ly uống nước sai màu không có gì quá to tát.

VẬY CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?

– Đừng quá chú trọng vào sự bướng bỉnh và thất thường, tóm lại đừng quá lo lắng hay cho rằng trẻ đang hư đốn hoặc bất thường.
– Khi khủng khoảng, hãy ở gần con, không nhất thiết phải ôm con (vì không phải đứa trẻ nào cũng thích điều đó khi chúng đang tức giận), chỉ cần ở gần để con biết bố mẹ hiểu và chấp nhận con.
– Bạn có thể con có cơ hội được hướng dẫn ngược lại mình. Nếu cho con cơ hội thể hiện với sự tử tế, hài hước thay vì áp đặt thì đều dẫn tới kết quả tích cực.
khung hoang tuoi len 2
– Đừng cố gắng dạy dỗ gì với trẻ trong lúc trẻ tức giận vì điều đó là vô ích. Chửi mắng con là vô nghĩa. Đánh đòn thì càng kích động con.
– Hãy kiên trì với con. Nếu bạn đã nói không, hãy giữ vững ý kiến này. Con sẽ bắt đầu học được các từ khoá “phải” và “không được”. Cần đặt ra giới hạn và nó phải nhất quán. Khủng hoảng sẽ càng trầm trọng hơn khi không có sự đồng bộ, nhất quán từ người lớn.
khung hoang tuoi len 2
– Khi đánh giá hành vi của trẻ, người lớn không chỉ chú ý tới cách trẻ hành động – tốt hay xấu mà còn cần xem điều này gây ra hậu quả gì cho người khác.
– Không bỏ cuộc ngay cả khi trẻ lên cơn gào thét ở nơi công cộng. Cách hữu ích nhất là nắm tay con hoặc bế con ra khỏi đó.
– Sự cuồng loạn và thất thường có thể một phần vì con muốn thu hút sự chú ý. Độ tuổi này có thể đánh lạc hướng con, con sẽ bình tĩnh lại.
khung hoang tuoi len 2
Chúc các bố mẹ vững tâm và kiên định nhé. Điều quan trọng mình muốn các bạn hiểu đó là chúng ta không thể hoàn hảo được, con người ai cũng có lúc sai lầm, cha mẹ cũng vậy. Quan trọng là chúng ta hiểu con đang trải qua điều gì, nhận ra cái sai của mình và cố gắng thay đổi để cùng đồng hành với con một cách tích cực nhất.
Xem thêm :

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *