CÁCH TĂNG CHI PHÍ HỢP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

CÁCH TĂNG CHI PHÍ HỢP LÝ CHO DOANH NGHIỆP KHÔNG CẦN HÓA ĐƠN
Căn cứ để xác định:
– Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC
– Và được sửa đổi tại Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/ TT-BTC.
Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
“a. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp;
b. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (Giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
=> Cách làm tăng chi phí doanh nghiệp:

1. Tăng chi phí tiền lương, tiền công

1.1. Đây là cách mà các doanh nghiệp thực tế hay áp dụng nhất nhưng nếu không thật sự hiểu và làm chặt chẽ thì cũng sẽ để lại nhiều rủi ro, dễ bị loại trừ khi quyết toán

  • Tăng lương cho người lao động.

+ Mức lương tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại.

+ Khi tăng lương cần chú ý đến khoản thuế thu nhập cá nhân.
  • Tăng các khoản phụ cấp: Phụ cấp ăn trưa, ăn ca: Tối đa 730.000đ/người tháng

chi phí

1.2. Nếu doanh nghiệp bạn có thể tổ chức tự nấu ăn cho người lao động thì toàn bộ chi phí tiền ăn sẽ được khấu trừ

  • Phụ cấp trang phục lao động: tối đa 5.000.000đ/năm.
  • Đóng đầy đủ các khoản BHXH, BHYT, BHTN,… cho người lao động.
  • Các khoản phụ cấp có tính chất phúc lợi như: Chi ma chay, hiếu hỉ, mua bảo hiểm, thăm hỏi ốm đau, nghỉ mát,…

1.3. Các khoản chi phí có tính chất phúc lợi được trừ tối đa trong 1 năm bằng trung bình 1 tháng tiền lương tại Doanh nghiệp

  • Thưởng cho lao động khi có những đột phá trong Doanh nghiệp, đạt thành tích tốt,…
  • Các khoản công tác phí hỗ trợ tối đa cho người lao động nhưng phải có đầy đủ chứng từ.

* Những lưu ý khi lấy thêm chi phí tiền lương:

  • Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp,… phải được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động, quy chế lương, thưởng công ty, thỏa ước lao động tập thể,…
  • Thanh toán tiền lương phải có đầy đủ bảng chấm công, bảng thanh toán tiền tiền lương, chứng từ khấu trừ Thuế TNCN.
  • Công tác phí phải có đầy đủ chứng từ như: Quyết định cử đi công tác, có xác nhận của nơi đến, có chứng từ về vé xe, thuê nhà nghỉ, khách sạn,…
  • Mua, may trang phục người lao động phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thanh toán.
  • Nghỉ mát hàng năm phải có Quyết định từ Doanh nghiệp, các chứng từ thanh toán chi phí,…

chi phí

 

2. Khấu hao nhanh tài sản cố định

  • Giảm thời gian khấu hao TSCĐ trong Doanh nghiệp đến mức thấp nhất.
Ví dụ: Xe ô tô có khung thời gian khấu hao TSCĐ là từ 6 – 10 năm => Có thể chọn khấu hao trong 6 năm thay vì 8 hay 10 năm.
  • Điều chỉnh lại thời gian phân bổ công cụ dụng cụ.
  • Các chi phí về sửa chữa máy móc, TSCĐ, CCDC nếu có đầy đủ chứng từ thì đều được tính vào chi phí hợp lý Doanh nghiệp.

3. Chi khuyến mại, giảm giá hàng bán, hàng lỗi

  • Thực hiện các trương trình khuyến mại, giảm giá (Cần đăng ký với Sở công thương).
  • Giảm giá bán với hàng lỗi, hàng tồn,… (Phải có biên bản kiểm kê, đánh giá, xác nhận,…)
  • Thực hiện các khoản chiết khấu…

4. Tăng định mức đối với các Doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vận tải, xây dựng

  • Tăng định mức nguyên vật liệu sản xuất.
  • Tăng đinh mức xăng dầu vận chuyển.

chi phí

5. Tăng chi phí quảng cáo, tiếp khách,…

– Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; Chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; Chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; Chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
– Các khoản chi này Không còn bị khống chế vượt quá 15% tổng chi phí được trừ nữa nên Doanh nghiệp sẽ được trừ hết khi tính Thuế TNDN nếu có đầy đủ chứng từ hợp lý.

6. Các khoản chi phí thuê ngoài

Chi phí thuê ngoài như: Thuê vận chuyển, thuê làm theo vụ việc, thuê khoán, thuê nhân công đều được trừ nếu có đầy đủ hợp đồng, chứng từ thanh toán.

7. Chi phí không có hóa đơn

Cần lập bảng kê cho các khoản chi phí này:
– Chi phí tiền điện, tiền nước khi Doanh nghiệp đi thuê nhà.
– Chi phí khi mua các sản phẩm của người dân trực tiếp sản xuất ra như: Mua các sản phẩm nông sản, mua cát đá, sỏi,…
chi phí

8. Các chi phí có hóa đơn

– Mua thêm các vật dụng, công cụ dụng cụ cho văn phòng, nhân viên.
– Xuất tiêu dùng nội bộ.
– Các khoản thanh toán với số tiền từ 20 triệu đồng trở nên không được dùng tiền mặt.
– Chuyển lỗ giữa các kỳ, các năm.
– Điều chỉnh thời gian xuất hóa đơn (Cần làm trọn bộ chứng từ).
– Các kỹ thuật về xuất hóa đơn điều chỉnh.
=> Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *