1.Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết.
Bên cạnh cây nêu, bánh chưng bánh giày…thì mâm ngũ quả là một trong những lễ nghi không thể thiếu. Ngoài việc là lễ nghi trưng bày ngày Tết, mâm ngũ quả còn mang theo nhiều ý nghĩa.
– Là lòng thành kính của con cháu bày tỏ đến tổ tiên trong ngày Tết dân tộc.
– Là sự minh chứng cho thành quả lao động suốt năm vừa qua của gia đình đối với ông bà.
– Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn luôn được dân tộc Việt Nam gìn giữ.
– Là cách thể hiện sự hòa hợp ngũ hành, cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc.
Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Bởi con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Và cũng bởi thế, cho nên ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: những sản vật này được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn.
Từ đó, có thể thấy ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết vô cùng quan trọng và lớn lao biết nhường nào.
2. Ý nghĩa của các loại quả trong ngày Tết
Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa khác nhau.
- Bưởi: Phúc lộc, viên mãn
- Thanh long: Rồng mây hội tụ
- Dưa hấu: Tốt đẹp, viên mãn, trung thực
- Đu đủ: Đầy đủ, thịnh vượng
- Mãng cầu: Cầu chúc mọi điều như ý
- Dứa (thơm): Thơm tho, đa phúc lộc
- Hồng: Hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt
- Lựu: Đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống
- Phật thủ: Bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người
- Chuối: Tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở
- Dừa: Viên mãn
- Xoài: Tiêu xài không thiếu thốn
- Quất: Sung túc, lộc lá
- Đào: Sự thăng tiến, danh lợi
3.Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và ý nghĩa theo từng miền.
Tùy theo vùng miền mà người ta có các cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và ý nghĩa khác nhau.
Mâm ngũ quả miền bắc.
Mâm ngũ quả miền Bắc nổi bật ở quả Phật thủ thường được trưng ở đỉnh. Các loại quả hay được lựa chọn trình bày ngày Tết bao gồm: Chuối, cam, đào, táo, bưởi, quất, lựu…Mỗi loại quả lại có một ý nghĩa khác nhau.
Thường thấy nhất ở mâm ngũ quả miền Bắc là Hồng, quất, Phật thủ, táo, lựu. Trái Hồng thể hiện sự thành đạt; quất mang ý nghĩa mong lộc đến nhà. Lựu lại được coi là tiêu biểu của đoàn viên, con đàn cháu đống. Táo là thức mang lại phú quý vinh hoa trong năm mới. Phật thủ là loại quả quan trọng nhất, mang ý nghĩa được chở che bởi Phật và Trời.
Cách trình bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và ý nghĩa theo phong cách miền Bắc bao gồm to dưới vừa trên nhỏ xen kẽ. Chuối hoặc hồng, táo được xếp thành nền, xen kẽ là quất và ở trên đỉnh là phật thủ. Chuối hoặc Phật thủ xanh kết hợp với đỏ của táo và màu cam từ quất mang lại ấn tượng màu sắc.
Mâm ngũ quả miền Trung
Trái ngược với miền Nam và miền Bắc, mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản. Do vùng đất này không có nhiều sự lựa chọn về trái cây để trưng ngày Tết.
Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu…là những loại trái cây thường được lựa chọn. Ngoài ra, người Trung còn sử dụng bánh đậu xanh, hoặc trà để trưng chung trong ngày Tết.
Mâm ngũ quả miền Trung thường chỉ được dùng để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Vì vậy đôi lúc chúng có thể được thay thế bằng những vật trưng bày ngày Tết khác.
Mâm ngũ quả miền Nam
Khác với miền Trung chủ yếu tập trung vào thành ý dâng cúng ngày Tết, mâm ngũ quả miền Nam có cả sự kiêng cữ. Người miền Nam tránh sử dụng chuối trong mâm ngũ quả, do âm trại của nó mang lại điều không tốt. Ngoài ra, quýt hoặc cam cũng không thường được sử dụng. Do người Nam kiêng cữ các câu thành ngữ, ca dao có âm trùng với các loại trái cây.
Các loại trái cây thường được sử dụng trong cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và ý nghĩa ở miền Nam là Mãng cầu, Dừa, Đu đủ, Xoài, Sung và Dưa hấu. Các loại quả này khi trưng lên phát âm tương tự với câu “Cầu Sung (túc) Vừa (Dừa) Đủ Xài (Xoài)”.
4.Kiêng kỵ trong cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và ý nghĩa
Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Ngày nay để thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên cộng với tính thẩm mỹ người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở người Bắc vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Ngược lại, miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).
Mâm ngũ quả sử dụng 5 loại quả tương ứng với 5 yếu tố ngũ hành trong trời đất. Chính vì vậy khi trưng bày mâm ngũ quả, gia chủ cũng phải lưu ý chọn các loại quả có màu sắc khác nhau. Điều này giúp mâm ngũ quả hài hòa trong việc bài trí, đồng thời thể hiện đủ 5 yếu tố ngũ hành.
Ngoài ra, lưu ý cho mâm ngũ quả không bị hư hỏng quá nhanh, cần tránh rửa trái cây trước khi trưng bày. Hoặc nếu đã rửa sạch, nên để ráo nước, dùng khăn sạch lau khô. Gia chủ có thể dùng khăn thấm vôi lau sạch ngoài vỏ. Hoặc cũng có thể lựa những quả chưa chín tới để trưng bày được lâu hơn.
Mâm ngũ quả nên được bày biện trước đêm Giao thừa. Chính vì vậy gia chủ cần lưu ý không nên đợi đến 30 Tết mới bắt đầu bày mâm ngũ quả. Nên trưng bày mâm ngũ quả vào ngày 28 hoặc 29 Tết là vừa đẹp.
Tránh sử dụng hoa quả giả bằng nhựa. Điều này cho thấy sự gian dối trong việc bày kính tổ tiên. Nên sử dụng các loại hoa quả đang ươm chín để có thể trưng bày xuyên suốt 3 ngày Tết.
Xem thêm :TỰ LÀM BÁNH SỮA CHUA HOT HIT ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
Cách làm mứt dừa ngũ sắc cho dịp Tết