Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm

Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm

Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc được chúng tôi tổng hợp bằng kinh nghiệm bản thân và theo sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam.

Mỗi khi trẻ sơ sinh khóc đêm là làm các bố mẹ và ông bà không biết làm thế nào. Trẻ mới sinh không biết nói, tiếng khóc như là lời giao tiếp của chúng với xã hội bên ngoài. Tiếc thay, chẳng ai có thể hiểu được các bé muốn nói gì.

Đã từng có cháu nhỏ, chúng tôi chứng kiến các bậc phụ huynh khi giỗ bé không được đã tìm đến các phương pháp dân gian như: Đốt sài, bóc tỏi sát vào chân bé, cắt thừng châu để dưới giường… Trên thực tế, các phương án này chỉ giải quyết vấn đề tâm lý mà thôi.

Khi bé khóc, các bạn hãy chú ý đến các nguyên nhân khoa học có thể khắc phục được. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề  này.

Tham khảo thêm tại đây

1, Những điều kiện cần đảm bảo trước khi dỗ trẻ sơ sinh khóc

1.1, Bổ sung các vi chất cho trẻ

Đa phần các bé sau khi chào đời đều không có đủ các vi chất. Nguyên nhân đến từ việc bổ sung chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn của mẹ chưa đủ, đồng thời, giai đoạn đầu của trẻ, lượng vi chất cũng nhiều hơn mức bình thường. Vào ban đêm, các hóc-môn sinh trưởng tiết ra nhiều hơn, nếu bé thiếu chất sẽ gây cảm giác khó chịu và bé sẽ khóc. Các vi chất là:

  • Bổ sung kẽm.
  • Bổ sung vitamin D
  • Bổ sung vitamin K
  • Bổ sung Canxi

Chúng ta có thể bổ sung các chất này bằng nhiều cách khác nhau như: Phơi nắng, bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ, uống thêm vi chất…Cách tốt nhất bạn nên tìm đến chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ giúp bạn bổ sung chúng theo liều lượng hợp lý.

1.2, Kiểm tra lại nhiệt độ trong phòng.

Trong phòng của bạn không nên nóng quá cũng không nên lạnh quá. Nhiệt độ lý tưởng của bé là nhiệt độ mà người lớn cảm thấy hơi nóng một chút.

Nếu bật điều hòa, bạn nên bật từ 28-30 độ. Nếu người lớn hơi nóng, bạn hãy bật thêm quạt cho bé. Lưu ý rằng, chiếc điều hòa trong nhà các bạn chưa chắc đã cho nhiệt độ đúng. Việc cảm nhận nhiệt độ trong phòng lúc này là rất quan trọng. Điều này đôi khi sẽ làm bạn bối rối vì bạn chẳng thể biết được nhiệt độ chuẩn. Hãy cảm nhận một cách tinh tế nhất

1.3, Kiểm tra và thay lại tã bỉm cho bé.

Điều này thật dễ dàng, nhưng bạn cần suy nghĩ đến nó đầu tiên trong quá trình dỗ bé. Nhiều bậc phụ huynh quên mất điều này vì bối rối hoặc đang mất bình tĩnh khi trẻ quấy khóc

1.4, Cho trẻ ăn no (bú mẹ no hoặc ăn sữa ngoài)

Đây là điều cơ bản nhất khi dỗ trẻ. Tất nhiên, gần như khi bé khóc thì ai cũng cho trẻ ăn luôn. Thông thường, nếu trẻ bú thì sẽ không khóc nữa. Vậy là vấn đề đã được giải quyết thật đơn giản phải không ạ.

2, Kiểm tra và giải quyết các vấn đề liên quan đến bệnh lý trước khi dỗ trẻ sơ sinh khóc

Những vấn đề liên quan đến bênh lý của trẻ sẽ khiến bạn không thể làm gì được. Hãy quan sát thật tinh tế các vấn đề sau:

  • Nghe tiếng khóc của trẻ. Nếu trẻ khóc thét hay khóc lâu không nín thì có thể trẻ đã bị bệnh. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế đáng tin cậy.
  • Kiểm tra xem trẻ có bị sốt không.
  • Trẻ có bị ho không
  • Trẻ có ngâm ti mẹ được không. Nếu trẻ không thể ngậm ti mẹ được lâu thì chứng tỏ bé bị khó thở. Hãy hút mũi cho trẻ

3, Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc.

Sau khi đã loại bỏ hết các nguyên nhân, chúng ta sẽ chỉ còn lại một nguyên nhân duy nhất là bé ngắt ngủ. Nghĩa là bé buồn ngủ nhưng không thể ngủ được do tác động bên ngoài. Có rất nhiều cách để bạn giỗ trẻ như sau:

3.1, Thay đổi tư thế cho bé.

Có ba tư thế để bạn thay đổi thường xuyên cho bé là: Nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải. Mỗi tư thế đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hãy thay đổi để mang lại cảm giác mới lạ cho bé.

Bạn cũng cần thay đổi cả tư thế bế trẻ nữa, điều này có thể giúp bé đi vào giấc ngủ dễ hơn.

3.2, Ôm chặt bé, vỗ bé và hát ru cho bé

Bạn chú ý rằng không nên nói trực tiếp vào tai bé. Hãy ôm chặt bé và hơi lỏng một chút với các cánh tay của trẻ. Làm như vây, bạn sẽ cho bé cảm giác an toàn hơn

3.3, Hãy khóc to hoặc kêu to hơn tiếng trẻ khóc

Giải pháp này đôi khi cũng rất hữu dụng. Trẻ có thể sẽ cảm thấy ngạc nhiên và không khóc nữa.

3.4, Bật nhạc cho bé nghe.

Cách này có thể thích hợp với các trẻ lớn hơn một chút, nhưng hãy thử với bé của bạn. Biết đâu nó lại có tác dụng.

Kết luận:

Trên đây là những cách giúp trẻ ngoan hiền hơn. Hãy nhớ rằng, mọi thứ đều có nguyên nhân của nó. Hãy giải quyết nó một cách khoa học và đừng dựa vào các yếu tố phi khoa học. Vì nếu làm như thế, lần tiếp theo bé khóc bạn cũng chỉ biết làm như vậy thôi. Chúc bạn sẽ thành công và sớm đưa trẻ vào khuôn khổ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *