34 Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN (Phần 1)

1, Chi phí hợp lý là gì?

Các khoản chi phí hợp lý được trừ là những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi trợ cấp … và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Tìm hiểu thêm trên: tại đây

chi-phi-hop-ly

2, Liệt kê các khoản chi phí hợp lý

STT Các khoản chi phí
được trừ khi
tính thuế TNDN
Chi tiết
1 Khoản chi đáp ứng đủ các điều kiện để được trừ khi tính thuế TNDN. Khoản chi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2 Chi khấu hao tài sản cố định. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:

– Chi khấu hao đối với tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Chi khấu hao đối với tài sản cố định có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).

– Chi khấu hao đối với tài sản cố định được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.

– Phần trích khấu hao theo mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

– Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao còn giá trị.

3 Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý. Phần chi không vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.
4 Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn, nhưng có lập  kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: – Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

5 Chi tiền thuê tài sản của cá nhân có đầy đủ hồ sơ, chứng từ. – Trường hợp DN thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

6 Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động.
7 Chi trang phục. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không vượt quá 05 triệu/người/năm
8 Chi thưởng sáng kiến, cải tiến. Phần chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
9 Các khoản chi nêu bên nhưng phải chi đúng đối tượng, đúng mục đích hoặc đúng mức chi theo quy định. Cụ thể: Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

– Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

– Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.

– Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.

– Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.

– Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.

Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

– Chi học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học);

– Chi tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.

10 Phần chi không vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.​ Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định nêu bên còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của doanh nghiệp, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của doanh nghiệp.
11 Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo đúng quy định hiện hành. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo đúng quy định hiện hành.
12 Chi phí thuê tài sản cố định. Phần chi phí thuê tài sản cố định không vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.

Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.

13 Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định của Bộ luật lao động. Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

 

14 Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) theo mức quy định của Hiệp hội.
15 Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
16 Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký và góp đủ vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

Còn nữa…

Xem thêm: http://ketoanthienung.org/tin-tuc/cac-khoan-chi-phi-khong-duoc-tru-khi-tinh-thue-tndn.htm

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *