7 nguyên nhân khiến bạn muốn nghỉ việc
Có rất nhiều lý do khiến bạn chán nản với công việc hiện tại và muốn tìm cho mình một công việc mới. Đôi khi thay đổi không phải là đánh mất đi cơ hội mà là tìm cho mình một cơ hội mới tốt hơn, phù hợp hơn. Tuy nhiên. nếu bạn đang có một công việc tốt, ổn định và thuận lợi thì bạn nên gắn bó. Còn nếu bạn đang gặp phải một trong những vấn đề dưới đây, thì có thể nghĩ tới sự thay đổi, để tạo cho mình một cơ hội tốt hơn :
1.Tiền lương
Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.
Tiền lương cũng thể hiện được năng lực của bạn. và cũng thể hiện sự đánh giá, nhìn nhận của sếp đối với bạn. Nếu bạn được trả lương không xứng với năng lực, thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ muốn gắn bó lâu dài, và sẽ phải hướng tới tìm một cơ hội khác cho bản thân. Tiền lương còn phải tương xứng với sự gắn bó và mức độ thâm niên. Bạn sẽ không thể nào tiếp tục nếu bạn càng làm việc mà mức lương của bạn không đổi theo thời gian. Lúc đó ắt bạn sẽ nghỉ việc.
2.Môi trường làm việc
Môi trường làm việc cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới việc nghỉ việc của bạn. Nếu bạn đang làm việc trong một môi trường thiếu chuyên nghiệp, thiếu công bằng, hay môi trường kém phát triển thì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến nghỉ việc. Một môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có hơi hội phát triển trong tương lai.
3. Phúc lợi nhân viên.
Bảo hiểm y tế và các khoản phúc lợi khác như : tiền thưởng các ngày lễ tết, phép năm, các khoản phụ cấp… là một phần quan trọng khi đi làm việc. Có những công ty này trả nhiều hơn về các khoản phúc lợi đó, trong lúc những công ty khác lại bỏ qua các khoản đó đối với nhân viên của mình. Hầu hết người lao động đều muốn có một sự đền bù thỏa đáng các khoản phúc lợi ấy. Nơi nào có nhiều ưu đãi thì họ sẽ làm việc tốt và lâu dài hơn và ít nghĩ đến nghỉ việc hơn.
4. Không được đánh giá đúng năng lực
Nhiều lãnh đạo đánh giá thấp hay không biết khen ngợi khả năng làm việc của nhân viên mình và không chịu thừa nhận những thành quả mà họ làm được. Những nhân viên được đánh giá đúng với khả năng của họ và được khuyến khích bởi cấp trên thì họ lấy đó làm mục tiêu để làm việc tích cực hơn, hăng say hơn. Đây là lý do rất quan trọng làm họ muốn thay đổi công việc và họ cảm thấy họ cần phải thay đổi một điều gì khác tốt đẹp hơn.
5.Cách quản lý của sếp.
Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp nhân viên gắn bó với công ty chính là cách quản lý của sếp. Khi sếp có một cách quản lý nhân viên công bằng, chuyên nghiệp, khiến nhân viên tư tưởng và nể phục. Còn nếu gây ra sự không công bằng hay tạo sự bất bình giữa các nhân viên thì sẽ rất dễ để nhân viên nghỉ việc. Nếu sếp quản lý giỏi và chuyên nghiệp cũng giúp công ty phát triển và ngày càng đi lên. Từ đó tạo niềm tin cho nhân viên về một tương lai phát triển của doanh nghiệp.
6. Đồng nghiệp
Nếu bạn có một mối quan hệ đồng nghiệp tối, giúp đỡ nhau trong công việc, và hòa hợp trong các vấn đề của công ty thì chắc hẳn bạn sẽ phải rất đắn đo khi nghỉ việc. Không ít nhân viên đã nghỉ việc vì lý do đồng nghiệp nói xấu, chơi xấu, gây bè phái,…hay không thể hòa hợp trong quá trình làm việc nhóm. Thậm chí , nhiều khi không có sự công bằng giữa các đồng nghiệp. Hay có những đồng nghiệp có những thái độ và ứng xử không tốt….cũng dẫn đến lý do nghỉ việc.
7.Sự đam mê trong việc.
Nhiều người coi sự chán nản trong công việc là một trong những lý do chính yếu để họ quyết định nghỉ việc. Đó không phải là một dấu hiệu bình thường, vì nó ảnh hưởng đến khả năng làm việc của bạn và sự nỗ lực trong công việc. Những người từng trải nói rằng họ ghét công việc của họ khi chính nó là một phần tạo ra sự chán nản, thì không nên tiếp tục với công việc đó nữa.
Xem thêm :