Tôn trọng lẫn nhau – Hãy làm thế nếu muốn mối quan hệ bền vững

Tôn trọng lẫn nhau – Hãy làm thế nếu muốn mối quan hệ bền vững

Tôn trọng lẫn nhau, đó chính là chìa khóa quan trọng trong mọi mối quan hệ của cuộc sống dù đó là quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, dù là trong tình yêu, trong công việc hay các mối quan hệ xã hội khác.

1.Sự tôn trọng là gì?

Tôn trọng là sự nhìn nhận, đánh giá đúng mực về ai đó; là luôn coi trọng danh dự, phẩm chất và lợi ích của người khác như của chính mình… Thái độ, ý thức tôn trọng người khác chính là biểu hiện của người hiểu biết, biết ứng xử có văn hóa.

Biết tôn trọng người khác mang lại cho chúng ta rất nhiều điều tốt đẹp. Đối với chính bản thân ta và với người khác, nhiều khi điều quá giá nhất dành cho nhau chính là sự tôn trọng

2. Tôn trọng lẫn nhau mang lại lợi ích gì cho mối quan hệ?

2.1. Tôn trọng trong công việc, hợp tác làm ăn

Trong các mối quan hệ xã hội, sự tôn trọng lẫn nhau luôn là chìa khóa thiết yếu và đầu tiên để bắt đầu cũng như duy trì chúng. Trong công việc, làm ăn, đừng vì đối phương ở thế yếu hơn hoặc không lớn mạnh bằng mình mà thiếu đi sự tôn trọng đối với họ, lấn át hay lợi dụng họ. Hãy luôn đổi một sự tôn trọng để lấy một sự tôn trọng khác.

Trong xã hội, khi ai cũng biết tôn trọng nhau, tôn trọng những quy định chung, luật lệ chung sẽ khiến mọi mối quan hệ xã hội phát triển tốt đẹp, văn minh

tôn trọng

2.2. Tôn trọng trong mối quan hệ tình yêu/gia đình

Trong một gia đình, vì tình yêu thương, người vợ hoặc chồng có thể nhường nhịn một nửa còn lại để hướng tới mục tiêu cao cả hơn đó chính là một gia đình hạnh phúc. Nhưng cũng đừng vì thế mà bạn cứ cố gắng phớt lờ đi việc cần thiết là phải đáp trả/ cho đi sự tôn trọng của nửa bên kia. Bởi chỉ có như vậy, một gia đình mới có thể hạnh phúc một cách hoàn hảo và thực thụ nhất.

Tình yêu thương hay lòng bao dung có thể khiến cho sự tôn trọng đi theo một chiều duy nhất. Nhưng chắc chắn rằng, điều đó sẽ khó có thể kéo dài, mà tới một lúc nào đó, những yêu thương hay lòng bao dung đó không thể lấp đầy được khoảng trống của việc thiếu đi sự tôn trọng ở chiều bên kia, thì việc duy trì sự tôn trọng một chiều là không thể.

Trong gia đình, nếu con cái biết tôn trọng bố mẹ, ông bà cùng những người lớn tuổi thì sẽ biết ứng xử lễ phép, lịch sự, nề nếp. Ngược lại, nếu bố mẹ thực sự tôn trọng con cái thì sẽ biết tạo điều kiện cho con cái chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn nhận về mọi việc với bản thân mình; biết lắng nghe ý kiến của con để sẵn sàng điều chỉnh lời nói, việc làm, quan điểm giáo dục con cho phù hợp; nhờ sự tôn trọng và thấu hiểu nhau, tình cảm gia đình, khoảng cách giữa các thế hệ sẽ được gần gũi hơn, gắn bó hơn.

tôn trọng

3. Tôn trọng mang lại lợi ích gì cho bản thân mỗi người?

Biết tôn trọng người khác, mình sẽ có cơ hội hiểu biết nhiều hơn, cảm thông nhiều hơn đối với những người xung quanh, những người đã quen và những người mới gặp, mình sẽ ngày càng giàu có về trí tuệ và cả tâm hồn. Biết tôn trọng người khác sẽ nhận về những niềm vui trong cuộc sống.

Khi biết thông cảm hoàn cảnh của người khác, biết tôn trọng tính cách, khả năng, phẩm chất của họ, ta mới có thể chân thành chia sẻ, thấu hiểu và thân thiết với họ; và nhờ thế mà mối quan hệ mới trở nên bền vững.

4. Các mối quan hệ sẽ thế nào nếu thiếu đi sự tôn trọng lẫn nhau?

Khi mối quan hệ thiếu đi sự tôn trọng, kết quả sớm muộn cũng sẽ là đổ vỡ.

Sự thiếu tôn trọng sẽ dẫn đến những lời nói, những ứng xử không đúng mực, ta có thể tỏ ra ngạo mạn, coi thường hay xa lánh người khác. Thiếu tôn trọng nhau sẽ dẫn đến thiếu thiện cảm, thiếu thiện cảm thì không một mối quan hệ nào có thể thiết lập được mà chỉ dẫn đến xa lạ, bất hòa, mâu thuẫn, thậm chí là xung đột, để rồi ai cũng có thể bị tổn thương.

Muốn biết biết tác hại của việc thiếu tôn trọng người khác, hãy xuất phát từ chính mình. Chính mình biết tôn trọng mình. Và quan trọng hơn, chính mình phải biết cảm giác khi không được tôn trọng.

tôn trọng

5. Thể hiện sự tôn trọng như thế nào?

5.1. Tôn trọng bằng cách thể hiện sự quan tâm cơ bản

  • Thể hiện sự tử tế và nhã nhặn
  • Cư xử phải phép
  • Không phân biệt đối xử
  • Tôn trọng sự khác biệt
  • Tôn trọng không gian chung
  • Tôn trọng đồ vật của người khác
  • Tôn trọng không gian cá nhân

Xem thêm:

5.2. Tôn trọng qua việc qua giao tiếp

  • Lắng nghe người khác nói
  • Suy nghĩ trước khi nói
  • Nói rõ những gì bản thân muốn
  • Phản đối một cách tôn trọng
  • Kiên nhẫn và suy nghĩ theo hướng tích cực
  • Không suy nghĩ áp đặt cho người khác
  • Không ngồi lê đôi mách
  • Xin lỗi nếu làm tổn thương ai đó
  • Tôn trọng người khác ngay cả khi họ không tôn trọng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *