13 NGUYÊN TẮC TRONG NẤU ĂN GIÚP NÂNG CAO SỨC KHỎE

1. Nguyên tắc ưu tiên những món được chế biến từ rau củ quả hơn những món từ thịt cá trứng sữa.  

Không phải ngẫu nhiên mà số người ăn chay trên thế giới đang ngày càng tăng cao. Các nhà khoa học đã chứng minh cấu trúc xương hàm và bộ phận tiêu hóa của con người thích hợp nhất để tiêu thụ các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Tiêu thụ các loại thịt động vật ngoài các vấn đề liên quan đến đạo đức, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến sức khỏe, vì đa số quá trình chăn nuôi công nghiệp hiện nay buộc phải dùng thức ăn công nghiệp và các hóa chất tăng trưởng, kháng sinh,.. để đảm bảo cho vật nuôi lớn nhanh và không bị dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi. Những hóa chất này tồn dư trong cơ thể động vật và đi vào cơ thể con người khi tiêu thụ có thể dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.

 

nguyên tắc

2. Nguyên tắc khi chế biến món ăn, nên ưu tiên những món luộc, hấp, nấu canh, hạn chế các món xào, kho, chiên, nướng.

Khi chiên hoặc nướng thức ăn, chúng ta phải dùng dầu ăn và các phụ gia thực phẩm. Quá trình chiên nướng sẽ biến dầu ăn hoặc những mảng cháy thành hóa chất độc hại cho cơ thể. Ngay cả dầu thực vật (dầu đậu nành) nếu không phải được sản xuất bằng phương pháp ép thủ công mà sản xuất công nghiệp thì cũng không thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch.

 

nguyên tắc

3. Nguyên tắc hạn chế sử dụng đồ chế biến sẵn mà nên sử dụng thực phẩm tươi sống.

Thực phẩm càng chế biến nhiều thì càng phải sử dụng nhiều phụ gia thực phẩm để giúp thực phẩm tươi hơn, ngon hơn, bảo quản được lâu hơn.. Nên lưu ý rằng đồ chế biến có hạn sử dụng càng lâu thì dùng hóa chất càng nhiều.

 

nguyên tắc

4.Nguyên tắc chọn những thực phẩm an toàn

Khi đi mua đồ ăn những cửa hàng hay siêu thị người tiêu dùng cần lựa chọn tinh tế. Nên chọn thực phẩm an toàn, thực phẩm tươi đồng thời phải ngâm và rửa rau, quả kỹ bằng nước sạch.

Ngoài ra nên gọt vỏ hoa quả trước khi ăn để tránh trường hợp ngộ độc do vỏ của hoa quả có dính thuốc. Tránh để tan đá thực phẩm đông lạnh rồi lại làm đông đá lại, điều an không an toàn đối với sức khỏe con người.

nguyên tắc

5. Nguyên tắc nấu chín kỹ thức ăn

Nhiệt độ khi nấu ăn cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo được sức khỏe con người. Nhiệt độ nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn phải đạt trên 70 độ C, bạn cần nắm bắt điều này để đảm bảo được việc ăn chín uống sôi.

nguyên tắc

6. Nguyên tắc ăn ngay sau khi nấu

Việc ăn ngay sau khi nấu giúp con người tránh được những mối nguy hại khi thức ăn để lâu và biến chất. Hãy thực hiện điều này để đảm bảo được yếu tố an toàn thực phẩm. Đây là một trong những nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm của WHO được xem là quan trọng nhất.

7.Nguyên tắc cần bảo quản cẩn thận những thức ăn đã nấu chín

Nếu bạn muốn giữ thức ăn để dùng lại trong khoảng 5 tiếng đồng hồ. Thức ăn cần được giữ ở nhiệt độ trên 60 độ C liên tục hoặc cần phải đảm bảo lạnh ở dưới 10 độ C. Đặc biệt, đối với trẻ em chúng ta không nên dùng đồ lại.

nguyên tắc

8. Nguyên tắc cần nấu lại thức ăn thật kỹ

Một lưu ý nữa cho thức ăn dùng lại, chúng ta cần nấu thật kỹ những thức ăn này. Điều này sẽ hạn chế được những biến thể từ thức ăn và đảm bảo được sức khỏe con người.

9. Nguyên tắc tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn

Bạn cần hiểu rõ rằng thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn do dùng dao, thớt để chế biến những thực phẩm sống và chín. Nắm bắt những nguyên tắc an toàn thực phẩm của WHO để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình tốt hơn.

nguyên tắc

10. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác

Đây cùng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thức ăn của bạn. Khi chế biến bạn cần tuân thủ nguyên tắc rửa tay sạch để bảo đảm vi khuẩn từ tay không bị dính lên thực phẩm. Và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác bạn phải rửa tay thật sạch sẽ để có được những thức ăn an toàn nhất.

nguyên tắc

Ngoài ra, nếu bạn gặp những vấn đề về nhiễm trùng ở tay thì cần băng bó kỹ trước khi chế biến để vi trùng từ vết thương không ảnh hưởng xấu đến thực phẩm.

11. Nguyên tắc chú ý giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn

Bạn cần vệ sinh sạch sẽ bát đũa, thường xuyên thay và rửa lại bằng nước sôi. Do thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn đòi hỏi bạn phải thật cẩn thận và để ý đến những bề mặt dùng để chế biến thực phẩm.

nguyên tắc

12. Nguyên tắc che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác

Cần bảo quản thực phẩm trong hộp kín, lồng bàn, chạn, tủ kính để tránh các loài động vật và côn trùng khác. Đây là cách bảo vệ tốt nhất mà chúng ta nên sử dụng. Nếu bạn sử dụng khăn để bảo quản thực phẩm thì cần phải giặt lại sau mỗi lần sử dụng.

nguyên tắc

13. Nguyên tắc sử dụng nguồn nước sạch an toàn

Nước sạch được hiểu là nước không màu, không mùi, không có vị lạ và không chứa những mầm bệnh nguy hiểm cho con người. Bạn hãy nhận biết nguồn nước sạch qua những thông tin trên để có một sức khỏe tốt.

Nếu bạn muốn làm đá lạnh thì cần phải đun nước sôi trước khi làm. Ngoài ra cần chú ý nguồn nước dùng để đun đồ ăn, thức uống cho trẻ để tránh những mầm bệnh.

=> Xem thêm:

CÁC LOẠI MẶT NẠ DƯỠNG DA TỪ THIÊN NHIÊN SIÊU HIỆU QUẢ CHO MÙA HÈ ( PHẦN I )

CÁC LOẠI MẶT NẠ DƯỠNG DA TỪ THIÊN NHIÊN SIÊU HIỆU QUẢ CHO MÙA HÈ ( PHẦN II )

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *