BÁO ĐỘNG NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH SỞI SAU TẾT

Sau Tết giáp Thìn, nhu cầu đi lại, tham gia lễ hội tăng cao đầu năm là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm, trong đó có sởi gia tăng. Thống kê từ hệ thống giám sát dịch bệnh cho thấy hiện số người tiêm vắc xin trong năm 2023 đang ở mức thấp. Trong khi đó, 2024 là năm nằm trong chu kỳ 4-5 năm bùng phát của dịch sởi. Các chuyên gia nhận định nếu không có biện pháp tiêm vắc xin phòng ngừa đầy đủ, dịch sởi sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại.

 

Thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khu vực châu Âu đang chứng kiến sự gia tăng đáng báo động của dịch sởi, tỷ lệ mắc sởi trong năm 2023 tăng mạnh với 42.000 trường hợp mắc mới được ghi nhận ở 41 quốc gia châu Âu, tăng 900 trường hợp so với thống kê của năm 2022. TS. Hans Henri P. Kluge, Giám đốc khu vực Châu Âu của WHO cho biết không chỉ gia tăng số ca mắc sởi mà tỷ lệ nhập viện cũng tăng đáng kể với gần 21.000 ca nhập viện khiến 5 người không qua khỏi, hầu hết đều tập trung ở trẻ em 1-4 tuổi (chiếm 40%) và người trên 20 tuổi (chiếm 20%). Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cũng báo cáo năm 2023, nước Anh và xứ Wales ghi nhận 1.603 trường hợp mắc bệnh sởi, tăng 735 trường hợp vào năm 2022.

sởi

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và các chuyên gia trên thế giới cho rằng sự gia tăng ca mắc sởi trên thế giới là do tỷ lệ tiêm chủng giảm sút đáng kể trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022. Tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi tại các quốc gia châu Âu giảm từ 96% (năm 2019) xuống 93% (năm 2022), trong khi liều thứ hai giảm từ 92% (năm 2019), xuống 91% (năm 2022). Ước tính có hơn 1,8 triệu trẻ sơ sinh tại các nước châu Âu không được tiêm vắc xin sởi trong giai đoạn này.

Tỷ lệ tiêm chủng giảm sút đến từ nhiều nguyên nhân bao gồm trẻ em sinh ra tại các khu vực tiếp cận tiêm chủng gặp nhiều khó khăn ngày càng gia tăng, tâm lý ngờ vực và thông tin sai lệch về độ an toàn của vắc xin, gián đoạn tiêm chủng do đại dịch Covid-19. Trong đó, Covid-19 là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất tiêm chủng và khiến hàng triệu trẻ em có nguy cơ đối mặt với bệnh sởi. Lý do là toàn bộ nguồn lực được tận dụng tối đa để ứng phó với đại dịch cùng lệnh phong tỏa đã hạn chế nguồn cung ứng cũng như khả năng tiếp cận với vắc xin sởi trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thống kê từ chương trình tiêm chủng mở rộng cho thấy số ca mắc sởi và tỷ lệ tiêm chủng đều đang thấp hơn so với những năm 2017-2019 do thời gian qua xã hội thực hiện giãn cách, ít có sự giao lưu nhiều giữa người dân. Tuy nhiên, bà Hồng lo ngại tình hình dịch sởi có thể phức tạp và bùng phát trở lại trong năm 2024 vì đây là năm nằm trong chu kỳ 4-5 năm của dịch sởi nếu công tác tiêm chủng không được thực hiện quyết liệt.

sởi

Đặc biệt, những ngày sau Tết Giáp Thìn 2024, cả nước diễn ra nhiều lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tiếp tục tăng cao, nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục là điều kiện thuận lợi cho dịch sởi và các bệnh truyền nhiễm gia tăng.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Sởi được coi là mối đe dọa toàn cầu bởi virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae có tính lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp từ người bệnh sang người khỏe mạnh trong cộng đồng hoặc thậm chí xuyên biên giới. Sởi nguy hiểm bởi chúng không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính mà còn khiến người bệnh có nguy cơ viêm nhiễm hệ thống thần kinh, rối loạn hệ vận động, tổn thương đa cơ quan trong cơ thể, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, kéo dài thậm chí là suốt đời cho người bệnh như viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, mù lòa…

Bên cạnh đó, sởi còn đặc biệt nguy hiểm bởi có khả năng “xóa” trí nhớ miễn dịch, phá hủy trung bình khoảng 40 loại kháng thể có khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Ở trẻ em, một nghiên cứu của nhà di truyền học Stephen Elledge tại Đại học Havard vào năm 2019 đã chỉ ra sởi loại bỏ từ 11% đến 73% kháng thể bảo vệ ở trẻ em. Tức khi mắc bệnh sởi, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ bị phá hủy và thiết lập trở lại trạng thái ban đầu non nớt, chưa hoàn thiện như đứa trẻ vừa sinh ra. Từ đó, người bệnh rất dễ mắc các bệnh lý đã từng mắc trước đây, đặc biệt là nguy cơ đồng nhiễm, bội nhiễm với nhiều bệnh lý khác, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm với khả năng tử vong cực kỳ cao.

sởi

Thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khu vực châu Âu đang chứng kiến sự gia tăng đáng báo động của dịch sởi, tỷ lệ mắc sởi trong năm 2023 tăng mạnh với 42.000 trường hợp mắc mới được ghi nhận ở 41 quốc gia châu Âu, tăng 900 trường hợp so với thống kê của năm 2022. TS. Hans Henri P. Kluge, Giám đốc khu vực Châu Âu của WHO cho biết không chỉ gia tăng số ca mắc sởi mà tỷ lệ nhập viện cũng tăng đáng kể với gần 21.000 ca nhập viện khiến 5 người không qua khỏi, hầu hết đều tập trung ở trẻ em 1-4 tuổi (chiếm 40%) và người trên 20 tuổi (chiếm 20%). Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cũng báo cáo năm 2023, nước Anh và xứ Wales ghi nhận 1.603 trường hợp mắc bệnh sởi, tăng 735 trường hợp vào năm 2022.

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và các chuyên gia trên thế giới cho rằng sự gia tăng ca mắc sởi trên thế giới là do tỷ lệ tiêm chủng giảm sút đáng kể trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022. Tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi tại các quốc gia châu Âu giảm từ 96% (năm 2019) xuống 93% (năm 2022), trong khi liều thứ hai giảm từ 92% (năm 2019), xuống 91% (năm 2022). Ước tính có hơn 1,8 triệu trẻ sơ sinh tại các nước châu Âu không được tiêm vắc xin sởi trong giai đoạn này.

Tỷ lệ tiêm chủng giảm sút đến từ nhiều nguyên nhân bao gồm trẻ em sinh ra tại các khu vực tiếp cận tiêm chủng gặp nhiều khó khăn ngày càng gia tăng, tâm lý ngờ vực và thông tin sai lệch về độ an toàn của vắc xin, gián đoạn tiêm chủng do đại dịch Covid-19. Trong đó, Covid-19 là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất tiêm chủng và khiến hàng triệu trẻ em có nguy cơ đối mặt với bệnh sởi. Lý do là toàn bộ nguồn lực được tận dụng tối đa để ứng phó với đại dịch cùng lệnh phong tỏa đã hạn chế nguồn cung ứng cũng như khả năng tiếp cận với vắc xin sởi trên toàn thế giới.

sởi

Tại Việt Nam, bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thống kê từ chương trình tiêm chủng mở rộng cho thấy số ca mắc sởi và tỷ lệ tiêm chủng đều đang thấp hơn so với những năm 2017-2019 do thời gian qua xã hội thực hiện giãn cách, ít có sự giao lưu nhiều giữa người dân. Tuy nhiên, bà Hồng lo ngại tình hình dịch sởi có thể phức tạp và bùng phát trở lại trong năm 2024 vì đây là năm nằm trong chu kỳ 4-5 năm của dịch sởi nếu công tác tiêm chủng không được thực hiện quyết liệt.

Đặc biệt, những ngày sau Tết Giáp Thìn 2024, cả nước diễn ra nhiều lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tiếp tục tăng cao, nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục là điều kiện thuận lợi cho dịch sởi và các bệnh truyền nhiễm gia tăng.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Sởi được coi là mối đe dọa toàn cầu bởi virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae có tính lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp từ người bệnh sang người khỏe mạnh trong cộng đồng hoặc thậm chí xuyên biên giới. Sởi nguy hiểm bởi chúng không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính mà còn khiến người bệnh có nguy cơ viêm nhiễm hệ thống thần kinh, rối loạn hệ vận động, tổn thương đa cơ quan trong cơ thể, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, kéo dài thậm chí là suốt đời cho người bệnh như viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, mù lòa…

Bên cạnh đó, sởi còn đặc biệt nguy hiểm bởi có khả năng “xóa” trí nhớ miễn dịch, phá hủy trung bình khoảng 40 loại kháng thể có khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Ở trẻ em, một nghiên cứu của nhà di truyền học Stephen Elledge tại Đại học Havard vào năm 2019 đã chỉ ra sởi loại bỏ từ 11% đến 73% kháng thể bảo vệ ở trẻ em. Tức khi mắc bệnh sởi, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ bị phá hủy và thiết lập trở lại trạng thái ban đầu non nớt, chưa hoàn thiện như đứa trẻ vừa sinh ra. Từ đó, người bệnh rất dễ mắc các bệnh lý đã từng mắc trước đây, đặc biệt là nguy cơ đồng nhiễm, bội nhiễm với nhiều bệnh lý khác, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm với khả năng tử vong cực kỳ cao.

sởi

Để giảm thiểu rủi ro cũng như ngăn chặn dịch sởi quay trở lại, WHO nhấn mạnh tiêm chủng là biện pháp duy nhất để bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng này. Các quốc gia trên thế giới bắt buộc phải đạt được và duy trì tỷ lệ bao phủ trên 95% với 2 liều vắc xin sởi. Trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm ngừa vắc xin sởi đầy đủ và đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nặng nề, hiệu quả vượt trội đến 98%.

Bên cạnh đó, mỗi người cần chủ động vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước sát khuẩn mỗi ngày. Hạn chế tụ tập nơi đông người, tránh tiếp xúc gần với những người có biểu hiệu mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh, đồng thời không dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Giữ vệ sinh không gian sống và bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu thấy có các triệu chứng của bệnh sởi (sốt, chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, phát ban khắp cơ thể), cần nhanh chóng đến các trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Lời kêu gọi nâng cao nhận thức về bệnh viêm não

Tổng quan về bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *