Nghề kế toán: “Tay ôm sổ sách, nách kẹp hóa đơn, tỉ mẩn lọ mọ, làm dâu trăm họ, sáng nhà kho, tối lọ mọ” đấy là những câu nói vui mà ngẫm ra cũng đúng với nghề kế toán. Dạo quanh các diễn đàn trên mạng xã hội, nhiều người viết chia sẻ rằng nghề kế toán bạc quá, vất vả bận rộn biết bao nhiêu nhưng nhiều người vẫn đang không nghĩ đây là cái nghề vất vả.
Xem thêm:
Lấy vợ kế toán – Bạn được và mất gì?
34 Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN (Phần 1)
Áp lực trong nghề kế toán
Kế toán là công việc đòi hỏi người theo nghề phải vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ, thậm chí một sai sót nhỏ liên quan đến chữ kí cũng khiến kế toán bị phạt tiền và rất nhiều tiền.
Công việc này đòi hỏi cần phải suy nghĩ, làm việc trong môi trường đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, các bảng và doanh thu lớn về mặt thống kê.Công việc nhìn bên ngoài có vẻ dễ nhưng thực chất đòi hỏi kế toán liên tục suy nghĩ, cẩn thận và chính xác từng chi tiết. Vì vậy với nhiều kế toán thường bị mắc các bênh stress, bệnh của dân văn phòng và đặc biệt là các bênh liên quan đến đau đầu và đau nửa đầu.
Kế toán thậm chí trở lên khó tính do tính chất công việc
Công việc quá áp lực và cần nhiều đến sự cẩn thận, chi tiết nên bản thân đôi khi hay cáu gắt và mang những thứ từ công việc về nhà khiến đầu óc và thậm chí những người xung quanh kế toán cũng cảm thấy khó chịu.
Trách nhiệm của kế toán rất nặng nề
Bởi vì công việc và vị trí bạn đang đảm nhận rất quan trọng với một tổ chức, doanh nghiệp, kế toán là người đảm bảo tốt cho toàn bộ những kế hoạch doanh thu và chi tiêu, là người lo về tình hình tài chính và ngân hàng của công ty, kế toán thuế, cơ quan… Chỉ cần một lỗ hổng nhỏ cũng có thể dẫn đến các khoản nợ đọng, người đầu tiền gánh chịu hậu quả từ những sai lầm là kế toán nhưng người tuyên dương đầu tiên lại chưa chắc đã phải là kế toán.
Làm thế nào vượt qua áp lực
Thứ nhất, việc vượt qua áp lực trong nghề kế toán được hay không dựa vào nhiều yếu tố:
Một trong những yếu tố đó là lòng yêu nghề kế toán và bám trụ với nghề. Trước hết kế toán luôn phải hiểu bản thân mình có điểm mạnh gì, liệu sau quá trình làm việc nghề kế toán có phù hợp với người quảng giao, thích đi lại, thích khám phá và tính cách không cẩn thận, tỉ mỉ?.
Thứ hai, để vượt qua áp lực, kế toán phải luôn tự tin:
Thực hành từ những điều đơn giản đến phức tạp, lặp đi lặp lại những điều cơ bản đến phức tạp ấy, luôn nắm vững nghiệp vụ và luôn trau dồi kiến thức về chuyên môn. Nghề kế toán cần rất nhiều kinh nghiệm, người làm nghề những năm đầu tiên thường khá vất vả trong việc tìm kiếm cơ hội, tuy nhiên, khi kế toán kiên trì thời gian đầu sẽ qua đi và cơ hội của kế toán sẽ lớn dần lên theo số năm kinh nghiệm.
Thứ ba, luôn học hỏi kế toán xung quanh bạn, học từ sách vở, báo đài, tivi, internet:
Việc kế toán tìm kiếm thông tin và luôn có sự cầu tiến trong công việc, bạn sẽ nhận được sự yêu mến và sẽ tích lũy kiến thức cho mình. Việc tăng cường tìm hiểu kiến thức giúp kế toán ra thực tế dễ dàng làm việc và học hỏi.
Thứ tư, sử dụng kỹ năng lập bản đồ:
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào học là vô cùng quan trọng. Bởi công việc kế toán trong Doanh nghiệp luôn đòi hỏi kế toán phải làm việc với công nghệ, phương pháp hiện đại thông qua công nghệ thông tin.
Thứ năm, hình dung vấn đề:
Kế toán cần học và làm việc trên cơ sơt hình dung và xử lý các tình huống thực tế sẽ giúp kế toán hình dung về vấn đề.