Tầm quan trọng của kế toán trong doanh nghiệp

Tầm quan trọng của kế toán trong doanh nghiệp – Nói đến kế toán người ta nghĩ ngay đến việc đó là người giữ tiền, kiểm soát lượng tiền trong doanh nghiệp. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ, kế toán ngoài công việc trên còn thực hiện rất nhiều công việc khác và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp.

1.Kế toán là gì?

  • Kế toán có thể được định nghĩa là một hệ thống thông tin cung cấp cho người sử dụng những báo cáo về các hoạt động kinh tế của một doanh nghiệp. Kế toán được xem như là ngôn ngữ kinh doanh bởi vì kế toán là một phương tiện chuyển tải những thông tin tài chính của doanh nghiệp đến người sử dụng.
  • Kế toán  thu thập, xử lý, kiểm tra phân tích những thông tin liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp thể hiện chủ yếu qua báo cáo tài chính vào cuối mỗi năm tài chính.
  • Việc lập các báo cáo này là công việc của kế toán , người chịu trách nhiệm về việc công bố, lưu giữ và gửi các thông tin chính xác. Tuy nhiên kế toán còn phải làm việc liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như luật công ty và các tiêu chuẩn báo cáo tài chính.

2. Tầm quan trọng của kế toán trong doanh nghiệp:

2.1. Tại sao công ty cần bộ phận kế toán?

  • Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp rất cần thiết cho nhà quản trị, nó giúp họ đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Do đó nếu thông tin kế toán sai lệch sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn.
  • Trong mỗi công ty, phần tài chính luôn được vận động, với nhà nước và giữa các doanh nghiệp với nhau.Vì vậy ta thấy được tầm quan trọng của kế toán trong công ty.
  • Vai trò của tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán trong mỗi công ty là rất quan trọng. Nó tồn tại và tuân theo quy luật. Tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán còn bị chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đòn bẩy kinh doanh để huy động vốn, để nguồn vốn bảo toàn và phát triển, nâng cao thu nhập của công ty.
  • Một bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán rõ ràng, phân tích thấu đáo sẽ giúp cho người điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả. Mặt khác sổ sách rõ ràng thì việc quyết toán về thuế đối với cơ quan chức năng sẽ mau lẹ, giúp tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

=> Xem thêm:

Tâm sự nghề kế toán

Bạn có phải là một kế toán giỏi?

2.2. Tầm quan trọng của kế toán trong doanh nghiệp:

2.2.1. Tầm quan trọng của kế toán trong doanh nghiệp:

2.2.1.1. Cho doanh nghiệp biết được ý nghĩa của các con số trong kinh doanh:

  • Một doanh nghiệp thành công là DN biết rõ mình nợ ai và ai còn nợ mình. Các nghiệp vụ kế toán được thực hiện đầy đủ, kịp thời và chính xác cho phép chủ DN theo dõi được các khoản nợ của mình với người khác và cho biết những khách hàng nào đã nhận được hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mà chưa thanh toán. Báo cáo lãi, lỗ hàng tháng cho biết tình hình bán hàng của doanh nghiệp, báo cáo dòng tiền cho biết dòng tiền thu vào, chi ra của DN. Các báo cáo đó cho thấy bức tranh toàn cảnh về trình trạng hoạt động và lợi nhuận của DN.

=> Nhờ đó, người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt.

  • Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoan, từng thời kỳ

=> Nhờ đó người quản lý tính được hiệu quả công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai.

  • Kế toán là cơ sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán, là bộ phận thực hiện và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu như hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, giấy tờ pháp lý,… liên quan đến các giao dịch buôn bán của DN với khách hàng và nhà cung cấp.
  • Các con số trên các Báo cáo của kế toán là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá thành, quản lý doanh nghiệp kịp thời.

tầm quan trọng

2.2.1.2. Cân đối các khoản chi phí giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao nhất:

Một công ty chỉ tồn tại an toàn nếu có lợi nhuận. DN sẽ không biết được lợi nhuận ra sao nếu không theo dõi thu nhập và chi phí. Nếu một DN có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu và chi phí ( Doanh thu thấp hơn nhiều so với Chi phí ) thì đó có thể là dấu hiệu báo động về việc chi tiêu của DN đó.

Ví dụ: một DN chi quá nhiều cho việc tổ chức sinh nhật, dã ngoại, du lịch,…., các hoạt động giải trí của tập thể. Công ty đó có thể tiêu tốn quá nhiều tiền mà không nhận ra sai lầm nếu các chi phí này không được hạch toán vào hệ thống kế toán

=> Một hệ thống kế toán chuẩn mới có thể giúp chủ DN xác định được vấn đề đang nằm ở đâu.

2.2.1.3. Góp phần quan trọng lên nội dung kế quả tài chính trong việc kêu gọi đầu tư:

  • Các cá nhân và tổ chức – nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng, chính phủ và công chúng – là những người đầu tư, cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoặc có những lợi ích khác trong doanh nghiệp sẽ dựa vào những thông tin kế toán cung cấp để đánh giá tình trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh để từ đó đưa ra quyết định về việc góp vốn, cho vay, đánh giá về các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp…
  • Khi công ty hoạt động được một vài năm đến một quy mô nhất định, hoặc khi công ty lâm vào trình trạng khó khăn,… cần kêu gọi vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc khắc phục khó khăn, kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà đầu tư tài chính sẽ yêu cều báo cáo tài chính trong vòng 1 đến 3 năm kèm theo kế hoạch kinh doanh. Nếu không có một hệ thống kế toán sẵn sàng, DN sẽ khó có thể lập được một báo cáo theo yêu cầu, và đó cũng sẽ là một bất lợi đối với việc lên kế hoạch để sử dụng nguồn vốn mới.

tầm quan trọng

2.2.2. Đạo đức trong nghề kế toán:

2.2.2.1. Đạo đức nghề nghiệp là gì:

  • Đạo đức là những nguyên tắc hướng dẫn hành vi của các cá nhân trong tổ chức: Đó chính là sự trung thực và liêm chính, đòi hỏi sự tuân thủ trong mọi tình huống, ngay cả trong những tình huống tưởng chừng vô hại.
  • Các doanh nghiệp thường xây dựng những quy tắc ứng xử quy định trách nhiệm hoặc quy tắc hành xử phù hợp bao gồm quy tắc đạo đức và danh dự.

tầm quan trọng

2.2.2.2. Chuẩn mực đạo đức của nghề kế toán:

Chuẩn mực đạo đức hành nghề kế toán chính là một công cụ hữu hiệu giúp các kế toán viên luôn phải tự điều chỉnh bản thân mình, giúp họ đạt được mục tiêu tới mức cao nhất trong công việc. Liên đoàn Kế toán Quốc tế đưa ra 5 tiêu chuẩn đạo đức chung cần phải có của tất cả các kế toán chuyên nghiệp. Đó là:

  • Đảm bảo tiêu chuẩn chuyên môn về nghề nghiệp
  • Giữ bí mật thông tin
  • Luôn làm việc khách quan
  • Giữ gìn thể diện nghề nghiệp
  • Chính trực và liêm khiết

Bài viết nội dung tương tự: https://thuechuyensau.com/nhung-kho-khan-trong-nghe-ke-toan/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *