Kế toán khi bắt đầu tiếp nhận vị trí của mình tại doanh nghiệp, bạn cần có sự tìm hiểu về doanh nghiệp hiện tại của mình, cần phải chuẩn bị những kiến thức và sự hiểu biết về doanh nghiệp mà bạn đang làm.
1.Ngày đầu tiên đi làm
- Trang phục: là một yếu tố quan trọng để gây thiện cảm với Sếp & đồng nghiệp. Các bạn nữ nên chọn sơmi kết hợp với quần hoặc chân juyp, nam thì sơmi quần tây cắm thùng, đại khái nhìn bạn phải sáng sủa, gọn gàng, nhưng nhớ đừng quá chải chuốt nhé!
- Giờ giấc: đến trước giờ làm 10 phút.
- Chào hỏi tất cả anh chị em trong phòng làm việc, ở bạn cần toát lên thái độ chân thành. Nếu không gian làm việc chung, bạn cần chào hỏi và làm quen với những phòng ban liên quan, nếu phòng Kế toán bố trí riêng, có thể chào hỏi làm quen với các phòng khác sau cũng được.
- Nội quy: tìm hiểu nội quy, quy định của Phòng ban, cơ quan, và công việc mình sẽ sắp được đảm nhiệm. Nhập gia tùy tục là một khái niệm xưa cũ nhưng chưa bao giờ lạc hậu. Nếu công ty có nội quy, chắc chắn bạn sẽ phải học nội quy trong 2 -3 ngày đầu được tiếp nhận.
2. Các công việc cần làm
2.1. Làm cho DN có duy nhất 01 Kế toán
- Hiện tại, các DN nhỏ và siêu nhỏ hoặc mới thành lập thì khối lượng công việc ít và để tiết kiệm chi phí thì họ chỉ cần thuê 01 nhân viên kế toán là đủ. Khi làm việc ở những DN này, bạn phải kiêm nhiệm tất cả công việc kế toán: khai thuế, ngân hàng, công nợ, kế toán trưởng. Tức bạn phải làm từ A – Z công việc của cả một phòng kế toán.
- Bạn đề nghị chủ Doanh nghiệp cho xem toàn bộ chứng từ kế toán để bắt tay vào công việc sắp xếp theo trình tự phát sinh và hoàn thiện chứng từ theo đúng quy định
2.2. Làm việc cho phòng Kế toán DN
- Khi bạn vào làm việc và được phân công vào Phòng kế toán thì chắc chắn Doanh nghiệp đó quy mô đủ lớn và các nhân viên kế toán đã được phân công công việc và làm việc dưới sự chỉ đạo, sắp xếp của Kế toán trưởng
- Bạn hãy xem mình được phân công vào vị trí nào (ví dụ: kế toán công nợ, kế toán kho, hoặc kế toán ngân hàng…..), bạn sẽ được kế toán cũ hoặc Trưởng phòng kế toán hướng dẫn và trao đổi về nội dung công việc sắp tới. Việc hướng dẫn có chi tiết cặn kẽ hay không tùy thuộc rất nhiều vào sự cầu thị và tinh thần học hỏi, ham làm của bạn trong những ngày đầu tiếp nhận công việc.
- Xem xét lại toàn bộ số dư của kỳ trước liền kề, đối chiếu sổ chi tiết với báo cáo tài chính, nếu cần phải có Biên bản bàn giao số liệu, chứng từ giữa bạn và kế toán cũ. Tất cả số liệu bàn giao về nguyên tắc phải có bản cứng và bản mềm.
- Hãy tự tìm hiểu kỹ càng trước khi hỏi hoặc nhờ kế toán cũ tư vấn.
3. Các nội dung cần tìm hiểu trước tiên
3.1. Tìm hiểu chế độ kế toán mà DN mình đang áp dụng
Theo quy định, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ áp dụng chế độ kế toán khác nhau. Vậy nên, việc đầu tiên các bạn cần kiểm tra xem doanh nghiệp thuộc loại hình nào? Đang áp dụng chế độ kế toán gì?
Thông qua việc tìm hiểu doanh nghiệp các bạn đang làm việc thuộc loại hình nào, các bạn sẽ biết được đơn vị của các bạn phải áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 hay thông tư 200.
3.2. Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thuế GTGT
- Các bạn cần xem hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh có chịu thuế GTGT không? Thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu %? Doanh nghiệp có được hưởng ưu đãi gì về thuế GTGT không?
- Tiếp theo, tìm hiểu xem Doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ?
- Tìm hiểu xem doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý
3.3. Tìm hiểu phương pháp trích khấu hao TSCĐ
- Đường thẳng (Thông dụng hiện nhiều DN áp dụng)
- Theo số dư giảm dần có điều chỉnh ( có điều kiện)
- Theo số lượng, sản lượng(có điều kiện)
3.4. Tìm hiểu và phương pháp tính giá xuất kho
- Bình quân gia quyền cuối kì (thường được áp dụng)
- Nhập trước – xuất trước
- Nhập sau – xuất trước
- Giá đích danh
Bài đăng cũ hơn:
TỒN KHO ẢO – RỦI RO VỀ THUẾ VÀ CÁCH XỬ LÝ CỦA DOANH NGHIỆP
NHỮNG SAI SÓT CẦN TRÁNH TRONG KẾ TOÁN
34 Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN (Phần 1)
34 khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN (Phần 2)