Sự yên bình chẳng thể nào có được nếu con người thiếu đi lòng vị tha.

KẾT QUẢ CAO NHẤT CỦA GIÁO DỤC LÀ SỰ KHOAN DUNG

” Khoan dung với một người còn khó hơn là yêu thương người đó, điều này đòi hỏi một sự dũng cảm cực lớn. Nhưng chỉ có khoan dung, tâm hồn ta mới được giải thoát”

_Trích “Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh”_

Xem thêm :

Đàn ông có tính đàn bà.

Cái giá của sự lựa chọn.

1. Thế nào là lòng khoan dung?

Khoan dung có ý nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn có lòng tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

“Tha thứ cụ thể là khả năng buông bỏ, giải phóng những đau khổ, nỗi buồn, gánh nặng và sự phản bội xảy ra trong quá khứ. Thay vào đó, lựa chọn theo đuổi những điều kỳ diệu của tình yêu. Biết tha thứ chuyển đổi chúng ta từ một “cái tôi” tách biệt sang khả năng thay đổi, buông bỏ và sống trong tình yêu thương thực sự”.

Tha thứ mang nhiều nghĩa khác nhau với mỗi người. Tuy nhiên, nói chung, nó có liên quan tới quyết định buông bỏ sự oán giận và suy nghĩ trả thù.

Tha thứ không có nghĩa là quên đi hay bào chữa cho những hành vi xấu đã gây ra đối với bạn hay chỉ là hòa giải với người mà đã làm hại bạn. Ngược lại, tha thứ nghĩa là từ bỏ khao khát trừng phạt người đó hoặc bản thân. Tha thứ mang đến sự yên bình mà sẽ giúp bạn tiếp tục đương đầu với những khó khăn khác trong cuộc sống.

khoan dung

2. Khoan dung với người khác chính là để lại cho mình một lối thoát, một đường lùi.

Khi con người có thể bao dung, yêu thương nhau và thôi nhìn vào những khuyết điểm, sai lầm của người khác, lúc ấy cuộc sống này, thế giới náy sẽ tuyệt vời biết mấy…

Bạn biết không? Hoàn cảnh, quan niệm sống của mỗi người không giống nhau. Sự khác biệt ấy nhiều lúc khiến người ta không thể chấp nhận dung thứ, hòa hợp với nhau. Khi không thể đối đãi khoan dung, họ lại hay soi mói vào lỗi sai và khuyết điểm của người khác.

Khi bản thân phải chịu đựng thiệt thòi, nhẹ là người ta sẽ ấm ức, oán trách, còn không sẽ ăn miếng trả miếng, vạch sai lầm, nghĩ cách trừng phạt. Hỏi mấy ai có thể suy nghĩ thấu đáo, lấy thiện đãi người?

Có người từng nói “ Người hạnh phúc nhất là người không bao giờ giận”. Người có lòng khoan dung là người dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước mắt mình, để tìm một cuộc sống nột tâm êm đềm, thanh thản.  Một khi xóa bỏ hết những hận thù, những ghanh tỵ không đáng kể trong lòng, người ta thấy thật nhẹ nhõm, thoải mái, lạc quan, yêu đời hơn bao giờ hết. Khi ta đóng kín những ý nghĩ tầm thường ở tận đáy lòng, ta sẽ hé mở những cảm xúc thú vị, mới mẻ, thánh thiện trong tâm hồn.

Vàng không thuần khiết, người không hoàn hảo. Trên đời, ai cũng có thể mắc lỗi lầm, phạm khuyết điểm. Nếu chỉ nhìn vào những sai lầm để đánh giá một người, bạn có thể đi khắp thế gian cũng không tìm được một người tốt thực sự.

Tha thứ, bao dung mới là khó, vạch lỗi, tìm sai lại dễ sao! Thế sự trăm năm như gió thổi mây trôi, hoa rơi nước chảy, được mất vinh nhục, phải trái đúng sai rồi cũng thành hư ảo cả. Trong những năm còn được hưởng phúc trời, hãy biết bao dung lấy người và trao đi yêu thương, yêu thương nữa… bởi vì : Cho người khác một lối thoát cũng chính là để lại cho mình một đường lùi.

khoan dung

3. Cách để khoan dung với người khác.

Cố gắng đồng cảm.

“Chừng nào bạn còn chưa học được cách khoan dung với những người không phải lúc nào cũng đồng ý với mình, bạn sẽ không bao giờ thành công hay hạnh phúc.” (Napoleon Hill)

Bước đầu tiên để khoan dung với người khác là cố gắng hiểu họ, đồng cảm với họ, thử nhìn nhận mọi việc theo quan điểm của họ. Có thể họ không xấu như bạn nghĩ, mà do hoàn cảnh, trải nghiệm, tư duy, quan điểm khác nhau nên dẫn đến bất đồng về tư tưởng giữa hai bên. Chỉ cần bạn đặt vào vị trí của họ thì có thể bạn sẽ nhẹ nhàng hơn và dễ dàng tha thứ cho họ.

“Thay vì lên án người khác, hãy cố hiểu họ. Hãy cố tìm hiểu tại sao họ lại làm điều họ làm. Điều đó có ích và hấp dẫn hơn nhiều phê phán; và nó sinh ra sự cảm thông, lòng khoan dung và sự tử tế.” (Dale Carnegie)

Yêu cầu giải thích

Nếu bạn trò truyện với ai đó mà họ phát ngôn ra những câu không thể chấp nhận được, bạn có thể tìm hiểu quan điểm của người đó mà không tức giận hay không dung thứ. Cố gắng tìm hiểu kỹ hơn về quan điểm của họ bằng cách yêu cầu họ giải thích. Hành động như vậy chứng tỏ bạn đang khoan dung mà không loại trừ họ ngay lập tức, bạn đang cố gắng hiểu điều mà bạn cảm thấy khó khăn. Nhưng phải luôn luôn ghi nhớ rằng sự khoan dung không đồng nghĩa với chấp nhận những hành động không thể chấp nhận.

Phớt lờ sự khác biệt của bản thân.

Cách để xử lý tình huống khó khăn là cố gắng phớt lờ sự khác biệt. Đây là khía cạnh tiêu cực hơn của khoan dung so với học cách chấp nhận và đánh giá sự khác biệt, nhưng nó lại rất hữu dụng. Để làm được điều này bạn phải tránh một số chủ đề hội thoại hoặc đổi chủ đề khi cần thiết.

Dùng khẳng định “ tôi” thay vì “bạn”

Nếu bạn thấy bản thân đang chật vật để giữ lịch sự khi trò chuyện với ai đó, bạn nên tránh buộc tội hoặc đưa ra kết luận về người bạn đang nói chuyện cùng. Bạn có thể dùng khẳng định “tôi” thay vì “bạn”. Điều này giúp giảm leo thang căng thẳng đôi bên và biết đâu bạn sẽ cởi mở với quan điểm của người khác.

Ví dụ, nếu bạn nói chuyện về chủ đề lấy chồng khi vừa tốt nghiệp đại hoc. Bạn có thể nói “Tôi nghĩ không nên lấy chồng sớm vì sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc và cuộc sống sau hôn nhân”. Đây là cách khoan dung để bày tỏ ý kiến cá nhân.

Tránh đưa ra khẳng định “bạn” theo kiểu “Bạn thật ngớ ngẩn khi muốn lấy chồng sớm”.

Giải quyết xung đột.

Nếu bạn gặp rắc rối trong việc đồng cảm hay cảm thấy khó có thể khoan dung, bạn nên cố gắng giải quyết vấn đề bằng một số biện pháp :

  • Bạn nên bắt đầu với việc bình tĩnh mô tả điều khiến bạn thấy bị xúc phạm hay không thể khoan dung trong hành động hay quan điểm của người kia.
  • Bạn cần cố gắng tìm hiểu thêm về quan điểm văn hóa của người kia. Bạn có thể làm điều này bằng cách đưa ra một số câu hỏi.
  • Sau đó bạn nên giải thích cách vấn đề được xử lý theo văn hóa và quan điểm của mỗi người. Bạn có thể bắt đầu với việc suy nghĩ về tình huống lý tưởng và cho phép người kia làm điều tương tự.
  • Sau đó bạn bắt đầu đàm phán cách thức chiếu cố hoặc tôn trọng sự khác biệt của bạn. Điều này sẽ đơn giản hơn nếu có sự hiểu lầm trong hành vi của mỗi người thay vì chỉ có mình bạn có quan điểm không phù hợp. Ví dụ, bạn có thể nói “Mặc dù tôi không đồng ý với quan điểm của bạn tôi vẫn muốn hiểu kỹ hơn về nó. Bây giờ tôi đã biết lý do khiến bạn tin như vậy, nó giúp tôi dễ dàng hiểu được quan điểm của bản và sẵn sàng tiếp tục”.
  • https://loigiaihay.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-long-khoan-dung-ngu-van-12-c30a19864.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *