Công bằng là yếu tố nhất định cần có trong Doanh Nghiệp

Công bằng là yếu tố nhất định cần có trong Doanh nghiệp, chắc hẳn ai trong chúng ta đã và đang đi làm đều không ít lần phải sống trong môi trường làm việc thiếu sự công bằng dẫn đến mâu thuẫn, làm giảm nhiệt huyết cống hiến.

Vậy hãy cùng xem môi trường làm việc bạn đang sống có phải là một môi trường công bằng không nhé!

1.Thế nào là Doanh nghiệp công bằng?

  • Công bằng là mọi người đều có cơ hội như nhau trong việc chứng tỏ và thể hiện bản thân

Sự chênh lệch trong việc ghi nhận thành tích cá nhân của nhân viên và khen thưởng họ sẽ khiến niềm tin của nhân viên ngày càng giảm dần và mất đi

  • Công bằng là luôn tạo môi trường thăng tiến hợp lý cho mọi người

Những doanh nghiệp tốt là doanh nghiệp đảm bảo cho mọi nhân viên đều có thể thường xuyên phát biểu ý kiến mang tính chất xây dựng và tùy theo vấn đề của mỗi người, cấp trên là người lắng nghe và tiếp thu, trực tiếp có nhiệm vụ hỗ trợ cho từng cá nhân phát triển sự nghiệp của họ.

  • Công bằng là đảm bảo trong vấn đề trả lương và minh bạch về thu nhập của các nhân viên

Nhắc đến vấn đề lương bổng không chỉ đơn giản là số tiền (tổng thu nhập) mà nhân viên nhận được hằng tháng, mà còn bao hàm cả sự đánh giá rõ ràng về năng lực cống hiến của từng người và cam kết của người sử dụng lao động trả lương một cách nghiêm túc.

Cấp trên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin về lương bổng cho tất cả nhân viên, bao gồm lương căn bản, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và y tế, lương làm ngoài giờ, số ngày nghỉ không bị trừ lương… Ngoài ra, lãnh đạo doanh nghiệp cũng nên thường xuyên rà soát, đảm bảo mức lương được chi trả công bằng và phù hợp so với chuẩn chung của ngành và của địa phương.

  • Doanh nghiệp công bằng là DN Đón nhận các ý kiến xây dựng và tập trung giải quyết những điều bất cập

Mỗi cá nhân khi đi làm đều mong muốn mình luôn được chuyển đến lãnh đạo những ý kiến bất bình, phẫn uất và khiếu nại.

Nhà lãnh đạo luôn sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến xây dựng, lắng nghe những phát giác và chia sẻ mọi lời phê bình sẽ có nhiều cơ hội tiếp nhận những ý kiến có tính chất xây dựng cao, chân thành của nhân viên. Trước những bất cập được nhiều nhân viên nêu ra, lãnh đạo phân tích và giải quyết các vấn đề kịp thời nhằm củng cố niềm tin nhân viên vào sự công minh của lãnh đạo doanh nghiệp.

công bằng

2. Thế nào là một DN thiếu sự công bằng?

  • Tiêu chí đánh giá nhân viên không rõ ràng

Các tiêu chí đánh giá không rõ ràng, các quyết định có tính tùy tiện, ngẫu hứng của người đánh giá chính là một trong những lý do chính đẩy nhân tài ra khỏi công ty.

Xem thêm:

KẾ TOÁN CẦN LÀM 6 ĐIỀU NÀY KHI BẮT ĐẦU TIẾP NHẬN CÔNG VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP

Chỉ khi biết bằng lòng với những gì mình đang có, ta mới có thể hạnh phúc hơn!

  • Đánh giá nhân viên mang tính chủ quan

Sự bất công, không minh bạch luôn là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình trong nội bộ. Sự phán xét cá nhân có thể được xem là góc nhìn chủ quan của người lãnh đạo vì thế dễ dẫn đến những cuộc tranh cãi, thậm chí phẫn nộ giữa nhân viên với nhà quản lý trong kỳ đánh giá.

Một nhà lãnh đạo tốt sẽ đánh giá nhân viên dựa trên năng lực thực sự và những tiêu chí rõ ràng, minh bạch. Có như vậy mới tạo được động lực làm việc cho nhân viên của mình.

  • Bao che cho nhân viên

Trong mỗi một tập thể đều có rất nhiều loại người, bên cạnh những người có năng lực, trách nhiệm cao với công việc thì cũng có những người năng lực kém, làm việc thiếu trách nhiệm. Cùng làm việc trong một môi trường, cùng công việc, nhưng rõ ràng sự cống hiến là không giống nhau, kết quả lại như nhau, không một người bình thường nào chấp nhận điều này.

Vì một lý do nào đó, cấp trên vẫn bao che, dung túng cho những kiểu nhân viên như vậy, sẽ dẫn đến mâu thuẫn, bất mãn trong nội bộ, khiến cho những nhân viên còn lại không còn khâm phục và dần mất đi niềm tin, tinh thần vào DN và lâu dài sẽ mất luôn cả những nhân viên ưu tú đó, chỉ còn lại những thành phần không tốt, vô tình kéo DN theo chiều hướng đi xuống.

công bằng

  • Không tạo điều kiện như nhau để tất cả mọi người đều được thể hiện và phát triển bản thân.

Năng lực của con người cũng cần môi trường và điều kiện để được thể hiện và phát triển nó. Nếu nhà lãnh đạo chỉ chú trọng thiên vị tạo điều kiện cho một số nhân viên, mà không công bằng tạo điều kiện cho tất cả mọi người, sẽ gây ra sự thiếu công bằng và có thể đánh mất đi cơ hội có một số cá nhân có năng lực nhưng lại không có điều kiện thể hiện và phát triển.

  • Không tạo môi trường thăng tiến hợp lý cho tất cả mọi người

Cũng tương tự như việc tạo điều kiện để thể hiện và phát triển năng lực bản thân, việc DN không tạo môi tường thăng lý cho tất cả mọi người, cùng cống hiến, cùng nỗ lực, cùng đóng góp,…. nhưng người thì thăng tiến quá nhanh, người thì bao năm vẫn vậy sẽ dẫn đến sự bất mãn và mất tinh thần của nhân viên, khiến họ cảm thấy mọi cống hiến của mình không có ý nghĩa gì và không còn muốn cố gắng, cống hiến nữa.

  • Không minh bạch và rõ ràng trong vấn đề trả lương và thu nhập của nhân viên

Việc DN không minh bạch, rõ ràng trong vấn đề trả thu nhập, thưởng, các khoản phụ cấp, hỗ trợ,… cho nhân viên, mập mờ không rõ ràng sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy nghi ngờ, mơ hồ và không có niềm tin vào lãnh đạo, khiến họ làm việc nhưng cảm thấy không thoải mái, có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Lời kết: 

Nếu trong một tổ chức có ai đó vì một lý do nào đó được cấp trên ưu ái hơn, được bỏ qua những quy định mà đáng lẽ họ cũng phải chấp hành như những nhân viên khác, dù người đó không đủ nặng lực, không đủ đạo đức và trách nhiệm với chính công việc của họ mà cấp trên vẫn dung túng cho họ thì các nhân viên khác trong công ty sẽ cảm thấy vô cùng bất mãn, họ sẽ cảm thấy sự cống hiến của họ với công ty là thừa trong mắt sếp, khiến họ cảm thấy nản chí và không phục

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *